(Drawshop) |
Điện thoại di động đã vượt qua máy tính về mặt sản lượng, nhưng màn hình cho thiết bị cầm tay này vẫn chưa thể đạt độ phân giải cao như PC vài năm trước.
Theo Barry Young, chuyên gia phân tích của công ty DisplaySearch (Mỹ), màn hình, dù lớn hay nhỏ, vẫn là một phần giao diện rất quan trọng trong một hệ thống. Hiện nay, màn hình điện thoại di động là QVG (320 x 240) hoặc thấp hơn thế, tức chỉ bằng 1/4 độ phân giải của những PC đầu tiên.
Xem một đoạn phim ngắn trên điện thoại cũng đòi hỏi tính kiên trì bởi những giới hạn về khả năng hiển thị. Một số công ty như Samsung, Sanyo, Epson và Sharp đã nghiên cứu cải tiến sản phẩm bằng cách ứng dụng phương pháp sẵn có trong thế giới màn hình lớn và kết hợp với những ý tưởng mới.
Bo Polak, kỹ sư của Motorola, cho biết việc sản xuất thiết bị với sản lượng lớn bao giờ cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng. Nhiều công nghệ nghe có vẻ thú vị nhưng chỉ được thử nghiệm theo quy mô nhỏ và thất bại khi áp dụng dây chuyền sản xuất hàng loạt.
Đa số điện thoại hiện nay sử dụng công nghệ LCD massive matrix -một pixel phải duy trì trạng thái của nó cho đến khi được tái tạo (refresh) lại. Trong khi đó, LCD active matrix (sử dụng transistor để kiểm soát mỗi pixel), được dùng trong máy tính xách tay và TV màn hình phẳng, đạt thời gian phản ứng nhanh và chất lượng hình ảnh cao hơn. Những màn hình LCD lớn này được xây dựng với silicon đa tinh thể, nhưng các nhà sản xuất lại sử dụng silicon không kết tinh cho thiết bị di động bởi những khiếm khuyết của vật liệu sẽ không lộ rõ trên màn hình nhỏ. Tuy nhiên, silicon đa tinh thể lại hoạt động ổn định hơn. Nhiều hãng sản xuất cũng đã đạt được kết quả khả quan trong phương pháp đa tinh thể nhiệt độ thấp với công nghệ active matrix cho thiết bị cầm tay.
Đa số các công ty có cảm tình với công nghệ LCD nhưng loại màn hình này phải hoạt động với đèn nền. Ngược lại, màn hình OLED, có khả năng hiển thị hình ảnh chất lượng cao mà không đòi hỏi đèn nền, sẽ giúp giảm trọng lượng và khả năng tiêu thụ năng lượng cho điện thoại di động.
T.N. (theo CNet)
▪ FPT giới thiệu dòng máy tính xách tay Toshiba mới (24/03/2006)
▪ Qualcomm hợp tác với Hội Tin học TPHCM đào tạo về bộ phần mềm Brew (24/03/2006)
▪ Samsung chế tạo bộ nhớ flash nhằm thay thế đĩa cứng (23/03/2006)
▪ Microsoft trì hoãn ngày phát hành Windows Vista (23/03/2006)
▪ Ổ cứng ngày càng mất ưu thế trước NAND flash (23/03/2006)
▪ Máy tính xách tay Core Duo nhỏ nhất thế giới (23/03/2006)
▪ Google ra mắt trang tài chính (22/03/2006)
▪ Microsoft: Mỗi năm sẽ có một phiên bản IE mới (22/03/2006)
▪ Cảm nhận đồ họa 3D trong Windows Vista (22/03/2006)
▪ 'Văn hóa clip' lan rộng trên Internet (22/03/2006)