Tiểu Vương quốc Swaziland, Nam Phi là một trong những nước bị AIDS tàn phá nặng nề nhất. Thị trấn Lavumisa với khoảng 2.000 cư dân đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ vì căn bệnh thế kỷ
Tin tức mới nhất cho biết, con gái của thị trưởng đã chết vì AIDS. Một trong số 13 viên chức nhà nước làm việc tại thị trấn này cũng mới chết và một người khác đang hấp hối vì AIDS. Bốn người nữa bị nhiễm HIV/AIDS chưa biết sống được bao lâu.
Những con số chết chóc không dừng lại ở đó. Trong giới giáo viên, cứ tám người, có một người chết vì AIDS. Cuộc điều tra năm 2003 cho biết, cứ bốn gia đình ở Lavumisa thì một gia đình có người chết vì AIDS. Cứ ba hộ có một hộ có người mắc bệnh AIDS.
Thảm cảnh ở Lavumisa là hậu quả khủng khiếp của những cái chết nói trên. Lavumisa hơn có 200 trẻ mồ côi. Trong mỗi gia đình, các trụ cột làm ra tiền đều chết vì AIDS. Ông bà, con cháu phải đứng ra thay thế, chống chọi với cái đói, cái nghèo và nỗi tuyệt vọng.
Không qua con số 34
Thảm cảnh ở Lavumisa cho thấy tầm vóc của tai họa HIV/AIDS ở Swaziland nói riêng và ở sáu nước vùng hạ Sahara nói chung. Tại khu vực này, một bé sơ sinh hiện nay chỉ hy vọng sống tối đa 40 tuổi, theo đánh giá mới nhất của Liên Hiệp Quốc.
Swaziland, với dân số khoảng 1,1 triệu dân, nằm giữa Nam Phi và Mozambique, hiện có 2/5 số người trưởng thành nhiễm HIV/AIDS. Tuổi thọ trung bình ở đây là 33 (nam) và 35 (nữ), thấp hàng thứ tư trên thế giới. Cách đây 15 năm, tuổi thọ này là 55 năm. Cứ đà này, đến năm 2010, nếu... lỡ được sinh ra ở Swaziland, bạn cho có hy vọng sống tới 30 tuổi.
Phần đông những người được coi là trụ cột gia đình đều lần lượt bị HIV/AIDS cướp đi sinh mạng.
Tai họa ở Lavumisa là do không thể kiểm soát được AIDS. Cái chết này lại dẫn đến nghèo khó. Nghèo khó làm gia tăng tệ nạn xã hội. Thất học dẫn đến ''bán trôn nuôi miệng''. Và khi sinh nở, họ bỏ rơi con cái, làm cho nó trở thành côi cút. Cái vòng luẩn quẩn này đang biến Lavumisa thành một thị trấn chết.
Thị trấn này giờ đây còn rất ít người ở độ tuổi 16-34, chỉ còn lại những người là hơn hoặc ít tuổi hơn đang cố gánh việc của những lao động chính. Hệ thống trường học ở Lavumisa được báo động vì còn rất ít thầy cô. Bệnh viện bị quá tải do mất cân đối giữa cung và cầu. Thiếu sức lao động, người ta bán của để ăn. Không còn cái ăn sinh ra trộm cướp. Cảnh sát bị bệnh, lực lượng mỏng dần không thể trấn áp bọn tội phạm.
Chuyện vua Mswati III
Tại Swaziland có một phong tục khá độc đáo: Đức vua có quyền mỗi năm cưới một cô vợ. Việc cưới vợ sẽ được tuyển lựa qua buổi lễ có tên ''Umhlanga''.
Đức vua hiện tại của Swaziland là vua Mswati III, 36 tuổi. Ông lên ngôi năm 18 tuổi. Được biết, cha của đức vua Mswati III, cố đức vua Sobhuza II, từng trị vì đất nước hơn 60 năm và có tới 60 bà vợ!
Theo Thời báo Swaziland, trong cuộc thi hoa hậu vừa qua, vua Mswati III đã ưng ý chấm ngay cô bé hoa hậu 16 tuổi làm vợ thứ 13. Cô bé này được đăng quang tại đêm dạ hội có 20.000 vũ nữ để ngực trần múa vui cho vua.
Mswati III có thói quen chọn vợ là các vũ nữ. Chưa có tin bao giờ bà vợ thứ 13 được cưới chính thức, vì bà vợ thứ 12 được chọn từ năm 2002 vẫn đang chờ lễ cưới.
Vua Mswati III có ý định xây dinh thự mới cho mỗi bà vợ hiện nay, dù ngân sách rất eo hẹp. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo sẽ cắt viện trợ vì lý do này. Trả lời Thời báo Swazoland, Mswati III vẫn tỏ ra “lạc quan về tình hình đất nước".
Theo TTNN
▪ Rượu, tình dục và chiếc bao cao su (22/12/2004)
▪ Giá ngay từ đầu em đã biết (22/12/2004)
▪ Nhiễm HIV, bán dâm để ... trả thù đời (21/12/2004)
▪ 5 quốc gia náo loạn vì cái chết của một kỹ nữ (22/12/2004)
▪ Thiếu niên Anh ngày càng nghiện ngập (15/12/2004)
▪ Hậu quả khó lường từ “ăn vụng trái cấm” (16/12/2004)
▪ Cà phê sung sướng (14/12/2004)
▪ Mẹ nghiện ngập - Trẻ bị ép dùng ma tuý từ trong bào thai (10/12/2004)
▪ Chùm ảnh chợ ma tuý ở bến xe Kim Mã (10/12/2004)
▪ Ma túy náo loạn bến xe Kim Mã (10/12/2004)