Hiệp hội Vật lý trị liệu Mỹ khẳng định việc đeo cặp quá nặng hoặc đeo không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương vùng lưng, cổ, vai do các cơ ở đây phải vận động quá sức dẫn đến căng, mỏi.
Theo Jerome McAndrews, thành viên Hiệp hội Trị liệu thần kinh cột sống Mỹ, những tổn thương do việc đeo cặp quá nặng ở tuổi học sinh thậm chí có thể dẫn đến những di chứng xương khớp khi đã bước sang tuổi trung niên. Khuyến khích các em đeo cặp bằng cả hai vai, không đeo lệch về một bên hoặc xách ở tay
Tuy nhiên, quan điểm này vẫn còn gây tranh cãi. Tiến sĩ Lori Karol, người phát ngôn của Học viện phẫu thuật chỉnh hình Mỹ AAOS cho rằng các ông bố bà mẹ không nên quá lo lắng về nguy cơ vẹo cột sống hay các biến dạng tương tự ở vùng lưng do đeo cặp nặng vì cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được mối liên hệ giữa hai vấn đề nói trên.
Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của chiếc cặp đến sức khoẻ của con em, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số lời khuyên của các chuyên gia AAOS:
Nên chọn loại cặp có quai rộng bản bằng chất liệu dày, mềm mại (tốt nhất là quai may độn mút). Không nên mua cặp bằng da hoặc vải bạt vì những chất liệu này dù bền nhưng thường rất nặng (riêng cặp đã có thể nặng vài kg). Cặp bằng chất liệu nylon là tối ưu vì nhẹ và dễ giặt. Nên chọn loại cặp có nhiều ngăn vì như vậy vừa dễ phân tán đều trọng lượng những đồ vật cần mang theo trong cặp, vừa giúp các em nhanh chóng tìm thấy thứ mình cần.
Chỉnh lại quai sao cho khi đeo, cặp không lỏng lẻo mà nằm gần sát vào giữa lưng, mép trên cặp gần vai, mép dưới không trễ quá 10cm dưới eo lưng. Tuy nhiên, cũng nên chú ý là quai cặp phải đủ dài để các em có thể đeo hoặc tháo cặp dễ dàng.
Hướng dẫn các em cách sắp xếp vở và đồ dùng học tập vào cặp. Chỉ nên mang theo những thứ cần thiết cho buổi học, không mang truyện, trò chơi điện tử, đồ ăn vặt... Những thứ nhỏ, nhẹ xếp sau ở các ngăn phụ.
Khuyến khích các em đeo cặp bằng cả hai vai, không đeo lệch về một bên hoặc xách ở tay.
PGS Dương Xuân Đạm, nguyên trưởng khoa vật lý trị liệu, Bệnh viện 108: Đeo cặp nặng ảnh hưởng đến cột sống của trẻ Cách đây 7 - 8 năm, tôi đã làm một điều tra đối với học sinh tiểu học về vấn đề này. Có những trường, có tới gần 20% trẻ lệch, vẹo cột sống. Các em đeo bao lô sau lưng thì vẹo về phía trước. Đeo bên hông thì vẹo cột sống, lỗi không chỉ do đeo cặp, còn do ngồi học không đúng tư thế, do bàn ghế chưa chuẩn so với tầm vóc. Cách tốt nhất để không làm trẻ cột sống là để trẻ học mà chơi, chơi mà học, đừng bắt chúng học nhiều môn để phải mang nhiều sách vở quá. Hiện nay, có những môn học mà một môn kèm theo mấy quyển sách. Như vậy, ngoài việc quá tải học, trẻ còn bị quá tải bởi sự mang vác nặng so với trọng lượng cơ thể. Khi trẻ đã bị cong vẹo cột sống, việc chữa trị bằng phẫu thuật, luyện tập, chỉnh hình sẽ rất khó khăn, tốn kém, mất nhiều thời gian. |
Theo Hương Tiên
▪ Thiếu giáo viên trầm trọng (29/08/2008)
▪ Hơn 50% học sinh TP HCM trượt tốt nghiệp lần 2 (29/08/2008)
▪ Dự kiến bỏ thi đại học từ năm 2010 (28/08/2008)
▪ Công khai chất lượng đào tạo (28/08/2008)
▪ Gập ghềnh đường đến trường (28/08/2008)
▪ "Mẹ ơi, con muốn đi học! Mẹ đừng bắt con ở nhà! (28/08/2008)
▪ Cuộc thi “Gifted Student of the Year” (28/08/2008)
▪ Sẽ tăng học phí trong năm 2009 (28/08/2008)
▪ Lỗi trong sách giáo khoa sẽ được in trong 3 cuốn đính chính (27/08/2008)
▪ 12 ngày ở Mỹ (26/08/2008)