Lớp học một giới tính: Trái với phát triển tự nhiên
Các Website khác - 02/12/2005

Khác với luồng ý kiến cho rằng việc phân lớp nam riêng, nữ riêng là cách tốt để giáo dục giới tính và đưa lại kết quả học tập tốt, nhiều ý kiến phản đối mô hình này với lý do trái với phát triển tự nhiên.

Soạn: AM 637433 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trường THPT Nguyễn Khắc Viện đang thử nghiệm mô hình lớp nam riêng, nữ riêng (Ảnh: Tâm Phùng)

 Họ tên: Le Vinh
Email:
nlevinh@gmail.com

Thực ra, chỉ những người trong chăn mới biết chăn có rận. Tôi là một người trong chăn. Trong những năm học tại trường Minh Khai vào cuối thập niên 1980, tôi đã "bị " học trong một lớp toàn nam. Tôi đã thấy rất rõ rằng học như vậy làm phát triển một tâm sinh lý không bình thường.

Thứ nhất, nam nữ không có điều kiện tiếp xúc nhiều nên dẫn đến việc không hiểu người khác giới. Điều này vô cùng tệ hại cho tôi và các bạn nói chung. Nhiều bạn trở nên nhút nhát và thiếu tự tin trước bạn khác giới.

Thứ hai, nhiều trò chơi quái gở xuất hiện, ví dụ như cởi truồng (hoặc tụt đồ bạn) trong lớp, nói tục chủi bậy thoải mái (dĩ nhiên là khi không có thầy, cô) - tức sinh hoạt theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa. Điều này thấy ở cả các lớp toàn nữ.

Thứ ba, thầy, cô giáo trẻ và khác giới thường khó khăn trong việc giảng dạy. Ngoài việc bị chú ý quá mức, có khi họ còn bị trêu.

Thứ tư, các biện pháp kỷ luật không phát huy tác dụng mấy, vì chẳng có gì phải xấu hổ nếu như bị kỷ luật ở trong một lớp toàn chiến hữu! Còn nhiều lý do khác.

Điều tôi còn buồn cho đến ngày nay là tôi đã không có thời học sinh lãng mạng và nên thơ như nhiều người khác. Và điều tôi buồn nhất là những người nói mà không biết gì về điều mình nói. Nó phản ảnh một tư duy duy ý chí cũ kỹ. Sao không để các em học sinh tự chọn và quyết định? 

Họ tên: Nguyễn Vỹ
Địa chỉ: Vũng Tàu
Email: nguyenvy_pvgc@yahoo.com

Đây là một mô hình không mới, nếu không muốn nói là rất cũ. Nếu tôi nhớ không lầm thì mô hình này đã có ở Pháp hơn 200 năm nay rồi, nước ta thời Pháp thuộc mô hình này cũng đã được áp dụng. Tuy nhiên hiện nay mô hình này hầu như không được áp dụng, đặc biệt là ở các nước tiên tiến. Tại sao vậy?

Theo quan điểm của tôi, thật là sai lầm khi cho rằng học sinh đến trường chỉ để học chữ. Theo tôi, học sinh đến trường trước hết là học để làm người, chí ít là một người bình thường. Một người bình thường là một con người ngoài tri thức còn phải có kiến thức xã hội, cuộc sống vv… và đặc biệt là một tâm sinh lý phát triển bình thường.

Tâm sinh lý chỉ có thể phát triển bình thường trong một môi trường tự nhiên bình thường. Môi trường đơn tính là một môi trường phi tự nhiên, rất không bình thường. Người đưa ra ý tường mô hình này cho rằng học sinh thường được đi picnic nên các em nam, nữ sẽ thường xuyên được tiếp xúc với nhau. Điều này là phi thực tế.

Chương trình học của các em không phải là nhẹ, học ở trường xong còn phải học ở nhà, các em ở nông thôn còn phải phụ giúp gia đình; Vậy thì thời gian đâu, tiền đâu mà đi picnic thường xuyên? Thử hỏi một tuần, một tháng các em đi được bao nhiêu lần? Hay là một năm chỉ được một vài lần? Đấy là chưa kể dù có đi picnic thì các em đã biết nhau đâu mà nói chuyện? Đến làm quen nhau cũng còn khó.

Theo tôi, tình cảm nam nữ khi đến tuổi là bình thường, không nên cấm đoán và cũng không thể cấm đoán. Vấn đề là giáo dục cho các em ý thức được hành động của mình, và các hậu quả của nó để các em tự điều chỉnh. Đó mới chính là cách giáo dục đúng đắn, vì trước sau gì các em cũng sẽ phải tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, không ai sống thay các em được. Đấy là chưa kể việc tách nam riêng, nữ riêng có thể ngăn cản được tình cảm khác giới (một tình cảm phù hợp với tự nhiên) nhưng lại có thể dẫn đến những tình cảm đồng tính phi tự nhiên, một điều không còn xa lạ với chúng ta. 

Họ tên: Nguyễn Anh Thư
Địa chỉ: Canada

Tôi không đồng ý với việc xây dựng môi trường học đường tách biệt nam nữ. Bản thân tôi là cựu học sinh trường THPT Nguyễn Thượng Hiền - ngôi trường mang cả sự truyền thống lẫn cách tân trong phương pháp dạy và học. Tôi cùng bạn bè - cả nam lẫn nữ, đều được các thầy cô chú trọng giảng dạy và phát triển, định hướng tâm lý 1 cách đầy đủ.

Tôi không cho rằng việc tách lớp nam riêng, nữ riêng sẽ làm cho các bạn học sinh chú tâm hơn vào việc học. Chính bản thân tâm lý và sinh lý con người là luôn "bị và được" kích thích bởi giới tính còn lại. Trong 1 cuộc chơi vòng tròn, nếu vòng tròn này chỉ toàn là nữ...chắc chắn các bạn không đạt được đến 75% thích thú. Đó là điều mà tôi, đã từng là quản trò và cán bộ sinh hoạt, được học và thực hành. Hơn nữa, khi Việt Nam đang tiến hành cải cách nền giáo dục để theo kiệp với khu vực và thế giới thì việc quay lại với nam 1 lớp, nữ 1 lớp có phải đi ngược lại với xu thế chung? Tôi đang theo học lớp Xã hội học. 1 điều rất quan trọng trong chương trình học của tôi là tránh né mọi điều dẫn đến phân biệt giới tính.

Phải chăng việc tách nam, nữ trong môi trường học đường là 1 sự phân biệt giới tính? Đồng ý rằng về mặt sinh lý, 2 phái khác biệt nhau. Nhưng về mặt tâm lý và nhận thức, chẳng phải chúng ta đang hô hào rằng nam nữ bình đẳng? Theo tôi, cách phát triển toàn diện nhất vẫn là sự đồng đều, cân bằng giữa nam và nữ trong 1 lớp học.
 

Họ tên: Nguyễn Tăng DU
Địa chỉ: Hoàng QUốc Việt, Hà Nội
Email:
nguyentangdu@gawab.com

Thật là một ý tưởng phản lại cả các quy luật tự nhiên và xã hội. Thử hỏi, ngay chính bản thân thầy Đắc (và cả những người bạn của thầy Đắc - trong đó tôi tin có không ít người đáng kính về trình độ cũng như đạo đức) khi còn đi học có học chung với các bạn nữ hay không, và hiện nay ngay bản thân thầy Đắc và những người bạn đó có thành đạt hay không? Có thành đạt quá đi chứ. Nói dông dài một tý: Thi sĩ Tản Đà cũng tự thuật rằng ông "nhiễm cái thói phong tình" từ khi mới học vài bài văn đầu tiên. Vậy cụ Tản Đà vẫn thành tài đấy thôi.

Tóm lại, không cần chứng minh dài dòng thì cũng có thể kết luận là: nguyên nhân khiến người ta học giỏi hay dốt, sau này có thành người có ích hay không không bắt nguồn từ quan hệ giới tính. Ngược lại, chỉ có môi trường một giới tính mới sinh ra các hậu quả lệch lạc trong con người mà thôi.

Người ta đi học đâu phải chỉ học kiến thức mà còn học cách làm người, trong đó quan hệ nam nữ là một phần quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất trong quan hệ giữa người với người. Tôi mong mô hình này không được nhân rộng hơn nữa trên đất nước ta.

Họ tên: Trung Thành
Địa chỉ: 2 Trần Quý Khoách
Email: thanhtrungbc@yahoo.com

Tôi không rành lắm chuyện giáo dục, nhưng nếu nhớ không lầm thì  chia nam riêng, nữ riêng là chuyện đã cũ mèm rồi. Từ đầu thế kỷ ở Việt Nam đã có. Thế nhưng, tại sao trên thế giới cả ở những nước tiến tiến nhất người ta chủ yếu vẫn dạy học nam nữ chung? Chắc nó phải có điểm gì ưu việt hơn mới không bị đào thải chứ. Còn chuyện nam riêng nữ riêng thì hình như đã bị đào thải từ lâu. chỉ còn tồn tại ở một số trường đặc biệt mà thôi. Tại sao vậy?

Theo bạn, môi trường một giới tính sẽ giúp HS phát triển tốt hay sẽ sinh ra các hậu quả lệch lạc trong tâm sinh lý?