Những phản ánh từ chuyện "hành sinh viên"
Các Website khác - 12/01/2006

(VietNamNet) - Sau khi đăng tải các bài viết về những kiểu hành SV, VietNamNet nhận được khá nhiều SV, chủ yếu là cựu SV kể lại những chuyện mình đã gặp trong trường ĐH. Bạn Quốc Anh, [email protected] đề xuất "cần một diễn đàn nêu chi tiết: nhân viên, địa điểm trường có hành vi cư xử như vậy để tạo ra một môi trường văn hoá trong giáo dục. Và tôi nghĩ, các thầy cô trong trường ĐH nên ủng hộ". Để góp phần bổ sung một góc nhìn về câu chuyện không mới nhưng vẫn luôn là bức xúc của SV này, VietNamNet đăng tải một số ý kiến tham gia diễn đàn với mong muốn câu chuyện "hành SV" sẽ vắng dần ở các giảng đường ĐH.

Theo dòng sự kiện

Họ tên: Đồng Vinh
Địa chỉ: Hà nội
Email:
[email protected]
Tiêu đề: Tôi không hiểu họ làm gì?
Nội dụng: Tôi ra trường được 2 năm, nhưng những gì còn đọng trong tôi là kiểu làm việc của các thầy cô ở phòng công tác SV. Chúng tôi đi thực tập, muốn xin cái bảng điểm để nộp cho các công ty thì các thầy hành lên hành xuống. Mà mỗi lần lên văn phòng là mỗi lần chờ các thầy dài cổ, lại phải khép nép, xin xỏ... Lúc nào cũng có cảm giác mình là người đi xin, còn các thầy là người ban phát, người làm ơn. Thậm chí, chúng tôi còn phải học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước: muốn nhanh các thủ tục thì làm gói quà đến nhà thầy. Bây giờ ngồi nghĩ lại về những lần đi xin các giấy tờ, tôi không khỏi rùng mình. Chúng tôi đã ra trường sau gần 5 năm học tập tại trường, nhưng không hề có một buổi lễ, gọi là trao bằng tốt nghiệp cho SV. SV đến trường nhận bằng giống như kiểu học xong, các thầy quẳng cho một cài bằng và lùa ra khỏi trường vậy. Thật sự chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm. Mà bạn biết không, khoá của tôi, để vào được trường HS phải có số điểm 27,5 đấy. Với kiểu làm việc của các thầy cô như thế, làm sao SV năng động được?

Họ tên: Nguyễn Minh Nam
Email:
[email protected]
Tiêu đề: Sinh viên "được... hành"
Tôi từng là một trong những người được hành bởi nhân viên thu học phí của khoa ĐH tại chức, trường BK Hà Nội. 8h15, tôi vào nộp tiền học phí thì được nhân viên thu tiền nói là chưa đến giờ, trong khi thời gian làm việc ghi rõ là bắt đầu từ 8h. Đến 8h30, tôi quay lại nộp tiền và cũng có vài bạn khác đến nộp nữa. Có một cô bạn nộp trước tôi, phải năn nỉ gãy lưỡi để được cô nhân viên nhận giúp tờ giấy một trăm ngàn bị rách chút xíu ở đường gấp giữa. Bạn ấy đã trình bày là nhà ở xa và không còn tiền để nộp và đặc biệt, tờ tiền đó vẫn lưu hành bình thường được. Cuối cùng bạn ấy phải ra về mà không nộp được tiền. Riêng tôi, cũng bị cô nhân viên trả lại tờ polyme mệnh giá 500 ngàn đồng vì hơi bị bẩn một chút. Rốt cuộc, tôi vẫn không đóng được học phí. Và mang tờ tiền ấy ra ngoài chi tiêu thì không có vấn đề gì cả. Mà không chỉ một mình tôi, trong trường, nhiều SV cũng phải chịu kiểu hành như thế của nhân viên nọ. Thiết nghĩ, khoa tại chức của trường cần xem xét lại nhân viên mắc bệnh "hành" kia.

Họ tên: Son Hai
Email:
[email protected]
Tiêu đề: Tôi không đồng ý
Trong bài viết, các thông tin đưa ra đều là bức xúc của SV và những người đã từng là SV. Tuy nhiên, có một việc mà tôi không đồng ý, đó là việc học Headway mà ra đề thi ở trong sách New Headway. Bởi, học ngoại ngữ mà, không lẽ phải học gì thi nấy sao? Với ngoại ngữ mà vẫn có tư tưởng học sách gì thi sách nấy thì không có gì ngạc nhiên khi SV ra trường yếu ngoại ngữ.

Soạn: AM 674669 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý SV sẽ góp phần chấm dứt được tình trạng hành chính trì trệ của một bộ phận giáo vụ hiện nay (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Họ tên: Nguyễn Thanh An
Địa chỉ: TP Vinh, Nghệ An
Tiêu đề: Nên cải cách
Nội dung: Tôi là SV năm cuối hệ tại chức văn bằng 2 của trường ĐH Giao thông vận tải. Để được bảo vệ đồ án tốt nghiệp, chúng tôi phải hoàn thành mọi thủ tục tài chính cũng như trả nợ các môn học chưa đủ điểm. Do sơ suất, tôi để thất lạc biên lai nộp tiền thi lại. Theo quy định của nhà trường, nếu không xuất trình được phiếu thu tiền thì coi như môn đó không được tính là đã học lại, thi lại. Mặc dù khi nộp tiền tại phòng tài vụ phiếu thu đã được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Khi đăng ký học, chúng tôi cũng đã phải photo một bản gửi lại phòng đào tạo nữa rồi. Vậy mà khi làm mất giấy tờ, không thể liên lạc với các phòng ban để được cấp lại. Nhà trường nên cải cách công tác quản lý. Còn rất nhiều kiểu hành khác nữa ở trong trường. Và thủ tục rất cồng kềnh và quan liêu.

Họ tên:Lan Hương
Địa chỉ: Quảng Bình
Email:
[email protected]
Tiêu đề: Đi... xin bằng TN
Nội dung: Nhân tiện đi công tác ở Hà Nội tôi ghé vào trường ĐH Giao thông vận tải để nhận bằng tốt nghiệp cho cậu em (cậu em tôi vì có việc riêng nên không nhận bằng trong đợt tốt nghiệp mà về quê trước). Để vào đúng chỗ tôi đã cẩn thận hỏi một vài người trước đó cả giảng viên lẫn SV. Bước vào phòng thứ nhất thấy có hai cán bộ làm việc tôi cất tiếng "Xin lỗi, cho tôi hỏi...", không đợi tôi nói hết câu, một cán bộ nữ trẻ không ngước lên cắt ngang lời tôi "đi ra, đi ra". Tần ngần một lúc tôi hỏi cán bộ bàn bên cạnh "Cho tôi hỏi đây có phải là nơi phát bằng tốt nghiệp?", người này không ngước lên, chỉ sang phòng bên kế tiếp và bảo “không đọc thông báo ở cửa à”.

Tôi bước sang phòng bên cạnh, trước khi vào tôi đã cẩn thận đọc bản thông báo dán ở cửa và thấy mình đã vào đúng nơi và đúng ngày quy định phát bằng cho SV. Phòng này có 02 bàn làm việc nhưng chỉ có một bàn có người (một cán bộ nữ còn trẻ) tôi cất tiếng hỏi “Xin lỗi cho tôi hỏi…” tôi cũng nhận được câu trả lời “đi ra, đi ra, không thấy tôi đang làm việc à”.

Tôi đành ngồi xuống chiếc ghế trống trong phòng và đợi, khoảng gần một tiếng, khi thấy cán bộ này kiểm tra xong tập tài liệu gì đó trên tay, tôi hỏi lại “cho tôi hỏi đây có phải là nơi phát bằng tốt nghiệp”, cô trả lời “đi ra ngoài đọc thông báo ở cửa”.

Bực mình tôi bảo “tôi không phải là SV, tôi từ Quảng Bình ra đây để nhận bằng, tôi cũng đã đọc thông báo ở cửa và thấy là đây đúng là nơi phát bằng”, cô ta bảo “ở đây đâu phải chỉ có tôi làm việc”, tôi hỏi lại “cho tôi hỏi thế người phát bằng đi đâu có quay lại nữa không ạ?” thì được trả lời “tôi không biết”.

Tôi bối rối chẳng biết làm sao định quay về nhưng nghĩ bây giờ về thì cũng chẳng biết khi nào ra lại thì có bằng (vì tôi đã làm xong việc ở Hà Nội), nghĩ vậy tôi đi ra và ngồi ở cửa đợi, khoảng 1 giờ đồng hồ sau thấy có một cán bộ bước vào và ngồi vào cái bàn trống, đoán đây là người mình cần tìm, tôi bước vào hỏi và lại nhận được câu trả lời "đi ra, đi ra đọc thông báo ở cửa".

Tôi cố nài nỉ "Em không phải SV, em ở Quảng Bình ra đây đã 2 ngày chờ đến ngày để nhận bằng cho cậu em, thầy thông cảm cho em hỏi đã có bằng tốt nghiệp của SV ngành... khoá ...chưa ạ?", lúc đó người này mới hạ giọng bảo đợi đó và tìm cho tôi. Tôi cầm tấm bằng cho cậu em ra về vào lúc cuối giờ trời nắng tháng 7 như đổ lửa mà mừng vì không phải quay lại lần 2 cái nơi ấy.

Ho tên: Hoàng Trần
Email:
[email protected]
Tiêu đề: Ý kiến về thái độ các thầy cô tại trường đại học
Nội dung: Tôi cũng rất bức xúc về chuyện thái độ các thầy cô làm công tác quản lý SV. Tôi học văn bằng II ở trường Kinh tế Quốc dân và khốn khổ vô cùng về việc đi xem điểm hay làm thủ tục các loại tại phòng quản lý văn bằng 2. Các thầy cô lúc nào cũng tỏ vẻ khó chịu khi trả lời thắc mắc của chúng tôi. Mặc dù chúng tôi đã cẩn thận xem qua nội quy hay thông báo bên ngoài phòng cũng như đã hỏi qua lớp trưởng rồi, khi chưa hiểu rõ, chúng tôi mới vào hỏi các thầy cô. Nhiều khi chúng tôi cảm thấy "nhục nhã" vì rằng mình như kẻ phạm tội đi xin xỏ quan toà. Cũng phải công nhận, nhiều SV đang học không tuân thủ nội quy, các thầy cô quá bận rộn. Từ chuyện ngại hỏi thầy cô tại văn phòng dẫn đến nhiều chuyện không hay. Tất nhiên, trong trường cũng có những thầy cô đầy trách nhiệm, niềm nở, nhiệt tình đối với SV.

Họ tên: Lê Cải Cách
Địa chỉ: 125 đường Lam Sơn, TP Thanh Hoá
Email:
[email protected]
Tiêu đề: Cần mạnh dạn
Nội dung: Nhân viên phòng giáo vụ, văn phòng khoa... cần biết rằng mình chỉ là một công chức trong cơ quan nhà nước. Quyền hạn và trách nhiệm được pháp luật xác định rõ ràng. Họ không có bất kỳ tư cách gì để thiết lập các quyền hạn vượt quá qui định. SV tại các trường ĐH, nếu có các nhân viên chưa có tinh thần phục vụ SV thì nên mạnh dạn đấu tranh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Và góp phần vào cuộc cải cách hành chính, đang là vấn đề bức xúc của xã hội để có thể sớm thay đổi bộ mặt của đất nước.

Họ tên: Nguyễn Tuấn Anh
Địa chỉ: HN
Email:
[email protected]
Tiêu đề: Vô lý
Nội dung: Tôi cũng có một câu chuyện để chia sẻ cùng diễn đàn. Tôi học lớp Kinh tế, khoa Quản trị DN, có một việc vô lý mà trong lớp không ai nói gì và cũng không biết nói với ai. Chuyện là, khi chúng tôi nộp hồ sơ vào nhà trường thì đã có ảnh thẻ do nhà trường quy định, nhưng khi vào học, thầy lại bắt chụp ảnh kỹ thuật số để làm thẻ SV. Lệ phí là 25.000/1SV. Nhưng khi nhận hình thẻ, tôi thấy ảnh trên là ảnh chúng tôi đã nộp cho nhà trường trước đây. Qua VNN, tôi muốn chia sẻ để BGH trường Kinh tế Quốc dân biết và làm rõ chuyện này.

Họ tên: Vũ Chí Hiếu
Địa chỉ: Huế
Email:
[email protected]
Tiêu đề: Hãy có cái nhìn đúng đắn và khách quan!!!
Nội dung: Tuy rằng có một số cán bộ trong trường ĐH hay có tính "hành" sinh viên nhưng không phải bản chất của họ là như vậy. Một số người vì có chuyện buồn gia đình, hoặc bất hoà với đồng nghiệp, cũng có khi là do... trời nóng bức. Nhưng tôi thấy phần nhiều là do sinh viên không đọc kỹ các quy chế của nhà trường trước khi làm việc với các phòng ban. Thử nghĩ xem trong một buổi sáng họ phải tiếp xúc và giải thích cặn kẽ cho từng người những quy chế, mà những văn bản thông báo đã phát cho SV. Nhưng không ai chịu đọc, như vậy thì người nhẫn nhịn lắm cũng không thể chịu nổi đâu. Hãy có cái nhìn đúng đắn và khách quan!

Họ tên: Lê Thuỳ Dương
Địa chỉ: 40 The Terrace, Wellington, New Zealand
Email:
[email protected]
Tiêu đề: Chúng ta cần lên tiếng
Nội dung: Mặc dù không còn là SV nữa (chính xác thì tôi vẫn còn là sinh viên cao học đang tu nghiệp ở nước ngoài), nhưng đọc bài báo khiến tôi nhớ lại những gì tôi đã phải từng trải qua khi tôi còn học ở Học viện Quan hệ Quốc tế - một trường cũng có tiếng là đổi mới trong ngành giáo dục. Tôi xin phép không kể ra đây một cách chi tiết nhưng xin khẳng định là những gì bài báo nêu cũng là những chuyện mà chúng tôi thường gặp ở Phòng đào tạo (trừ trường hợp quen biết). Ở nước ngoài, SV chúng tôi không có cảnh phải xin xỏ và cầu cạnh như vậy, đơn giản là các bộ phận hành chính (administration) có một văn hoá phục vụ sinh viên rất nhiệt tình và tận tuỵ và cũng đơn giản là vì SV chúng tôi phải đóng tiền học phí để học và theo luật pháp cũng như đạo đức, chúng tôi có quyền được phục vụ như vậy.

Họ tên: Trần Tuấn Anh
Email:
[email protected]
Tiêu đề: Nghĩ lại vẫn...rùng mình!
Nội dung: Tôi cũng không hiểu làm sao mà các thầy cô, đặc biệt là bộ phận hành chính lại "hách dịch" với SV đến thế? Ra trường, nghĩ lại vẫn còn rùng mình! Tôi học ĐH thấy sợ nên khi học cao học chuyển sang trường khác vì nghĩ chuyện đó chỉ xảy ra ở trường mình. Tuy nhiên thực tế cũng không khác. Thậm chí, bản thân tôi ra trường đã lâu. Gọi điện thoại đến trường chắc do giọng nói qua điện thoại trẻ lại xưng hô thầy cô như những cô cậu sinh viên nên cũng chỉ toàn nhận được những câu trả lời cộc lốc. Một kinh nghiệm nằm lòng là gọi đến giọng rất trịnh trọng "cho tôi gặp anh này", "cô kia" thì lại được trả lời rất nhã nhặn. Thế đấy, muốn gọi thầy cô của mình đâu có được!

Ho ten: NGUYỄN THÀNH TÂM
Dia chi: vũng tàu
Email: [email protected]
Tieu de: nhận tiền thật khó
Noi dung: Tôi đang là SV năm nhất của trường Đại học Dân lập LH. Kì thi Đại họcvừa rồi, tôi thật là may mắn khi đạt được danh hiệu thủ khoa đầu vào. Khi nghe tin tôi sẽ nhận được một suất học bổng 1.000.000, tôi vô cùng mừng rỡ. Nhưng quả thật, quá trình tôi nhận được số tiền đó thật là gian nan vô cùng. Nhà trường bảo với tôi là phải xuống phòng tài vụ thì mới nhận được tiền. Nhưng khi tôi xuống thì nhân viên trong phòng tài vụ nói là không có tên tôi trong danh sách nhận học bổng. Trong khi đó thì những anh chị học giỏi và là sinh viên nghèo vượt khó đã nhận tiền hết rồi. Tôi quá đỗi ngạc nhiên khi họ bảo tôi là " Em nên đến gặp thầy Hiền (người quản lý chuyện lập danh sách những sinh viên nhận được hoc bổng) chứ ở đây không có giải quyết chuyện học bổng cho sinh viên đạt thủ khoa trong kì thi tuyển sinh đầu vào. Tôi lên gặp thầy Hiền thì thầy nói là quên ( quá vô lý), rồi thầy hẹn tôi mấy ngày sau lên thì thầy sẽ giải quyết cho. Tôi vô cùng bực mình vì chuyện đó. Tôi đã đi lên đi xuống không biết bao nhiêu lần mà vẫn không nhận được tiền. Rốt cuộc, tôi đã nhận được tiền khi tôi nói là tôi muốn nhận tiền để có thể ăn giáng sinh. Tính từ ngày tôi nhận được tin là sẽ nhận được học bổng cho đến ngày tôi nhận được nó thì cũng khoảng 40 ngày. Một khoảng thời gian thất là dài đối với tôi. Chẳng lẽ cho người ta thì dễ nhưng nhận của người ta thì khó đến thế sao?

Ho ten: trần thị bình
Dia chi: hà nội
Email: [email protected]
Noi dung: Thật sự thì chúng ta luôn mang tâm lý là mình phụ thuộc người ta nên hay nhún nhường.Nếu như đó chỉ là sự tôn trọng của người dưới đối với người trên thì là một nhẽ nhưng đừng làm như ta là kẻ phụ thuộc. Nếu bạn đến các trường đào tạo của nước ngoài bạn sẽ thấy một cảm giác khác. Trong mọi công việc ,nguyện vọng của học viên là trên hết . Bất kỳ một thắc mắc nào của học viên hay yêu cầu trong vấn đề giảng dạy đều được giải đáp nhanh chóng và ngay lập tức.Bạn hoàn toàn có thể gặp gỡ trực tiếp người đứng đầu trường để đề đạt ý kiến với một thái độ rất tôn trọng mặc dù bạn chỉ là một học viên bình thường.Tôi nghĩ đó là một chuyện bình thường vì chúng ta trả công cho họ để họ làm những công việc đó. Đó là quyền lợi mà chúng ta được hưởng và đó là bổn phận và nghĩa vụ của họ và chúng ta đâu có xin xỏ cái gì.Theo tôi nó thuộc về tác phong làm việc của chúng ta vẫn còn kém và thiếu sự thẳng thắn . Chúng ta vẫn chưa làm quen với tác phong làm việc công nghiệp nên chúng ta phải lệ thuộc vào chính những thói quen mà chúng ta đã tạo ra từ xưa theo kiểu muốn nhanh việc thì phải lệ thuộc người ta mà không biết là chúng ta đang tạo cho họ một thói quen trì trệ.

Ý kiến của bạn: