Hội thi tay nghề các Trung tâm GDLĐ-XH TP.Hồ Chí Minh năm 2005: Phấn đấu mỗi học viên có một nghề Trong tuần qua, 85 thí sinh thay mặt cho hơn 12.500 học viên cai nghiện ở 10 trung tâm cai nghiện thuộc Sở LĐTB&XH TPHCM về dự thi tay nghề tại Trung tâm cai nghiện, dạy nghề xã Đức Hạnh, huyện Phước Long. Khác với cuộc thi tay nghề năm 2004, ở cuộc thi này có số lượng thí sinh tham gia nhiều hơn, với 6 bộ môn thi (tin học, may công nghiệp, mộc, thêu, điện gia dụng và sửa xe máy). Ban giám khảo đã chọn được 24 thí sinh đoạt giải cao và 4 tập thể có những sản phẩm vượt trội. Điều đáng nói là 6 thí sinh đoạt giải nhất trong 6 bộ môn thi có những sản phẩm khiến ban giám khảo phải ngạc nhiên vì nó đã vượt qua những ba rem chuẩn mực của ban tổ chức. Thí sinh Đặng Hữu Ngọc thuộc Trung tâm dạy nghề Phú Văn đoạt giải nhất môn thi may công nghiệp cho biết: Nếu quần áo của em mà trộn vào những lô quần áo của các Shop thời trang và các trung tâm may công nghiệp thì những khách hàng khó tính nhất cũng phải chấp nhận vì tính ưu việt của sản phẩm. Theo ông Nguyễn Thành Thiện - Trưởng phòng dạy nghề, Trưởng ban tổ chức cuộc thi thì ý nghĩa cuộc thi đã vượt qua giới hạn của 85 thí sinh tham dự, bởi nó đã tạo một không khí thi đua lành mạnh trong các trung tâm cai nghiện. Nhiều học viên cai nghiện mong muốn chuẩn bị cho mình tương lai có một cái nghề khi hoà nhập vào cộng đồng. Họ sẽ kiếm được những đồng tiền lương thiện từ chính bàn tay của mình trong quá trình học tập cai nghiện ở các trung tâm. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề tổ chức dạy nghề ông Nguyễn Văn Soạn - Giám đốc Trung tâm dạy nghề Phú Văn cho biết, trung tâm này có 2.400 học viên tuy mới thành lập từ năm 2001 nhưng đến nay đã đi vào nề nếp do các học viên được tổ chức lao động học nghề. Riêng năm 2005, trung tâm thu trên 217 tấn hạt điều nhờ đó mà liên kết với 4 công ty TNHH ở Phước Long giải quyết việc làm cho 630 học viên có bình quân thu nhập trên 200.000 đ/tháng. Ngoài việc tổ chức trồng trọt chăn nuôi, trung tâm liên kết với các đơn vị bên ngoài tổ chức dạy nghề mộc, hàn, điện, điện tử cho 50 học viên. Hàng năm trung tâm có thu nhập từ nguồn quỹ phúc lợi hơn 2,3 tỷ đồng từ mô hình đa dạng hóa ngành nghề tạo việc làm cho học viên. Hội thi tay nghề các trung tâm giáo dục lao động xã hội TPHCM khép lại, nhưng nó đã tạo niềm tin vững chắc cho hơn 12.500 học viên ở các trung tâm dạy nghề của thành phố. Cho mình một cái nghề, đó là yêu cầu và cũng là mong mỏi chính đáng của mỗi học viên. Đông Dương |
▪ Thành lập hội đồng đánh giá về cuốn Atlat địa lý (16/12/2005)
▪ Đại học Bắc Kinh đuổi SV “chôm” ý tưởng (16/12/2005)
▪ Thanh tra giáo dục vẫn còn nể nang (15/12/2005)
▪ Hợp nhất các trường ĐH quốc gia: Còn nhiều bất đồng (15/12/2005)
▪ Học nghề ở phổ thông: Không ai nhớ... (15/12/2005)
▪ 11 giải cuộc thi "Sing to learn" (15/12/2005)
▪ Phân ban: Bao giờ về đích? (14/12/2005)
▪ Đại học thích nghi cao với xã hội - Sao không!? (13/12/2005)
▪ Mỹ: Khác biệt về giới tại các trường ĐH ngày càng tăng (13/12/2005)
▪ Lần đầu tiên tại Việt Nam có Hiệp hội tiếng Anh (13/12/2005)