Lại chuyện thành tích
![]() |
Nhưng quả thật, nếu nhìn vào khối lượng bài tập được thầy giáo ấn định cho chú nhóc may mắn có chân trong đội tuyển luyện "gà nòi" phải hoàn thành mỗi ngày thì quả thật nhiều bậc cha mẹ sẽ không khỏi giật mình.
Kỳ thi học sinh giỏi cấp Quận, Thành phố thường diễn ra vào đầu học kỳ II nhưng chiến dịch ôn luyện học sinh giỏi đã bắt đầu từ tháng 10, một tháng sau khi các trường khai giảng. Không trường nào giống trường nà, mỗi trường đều xây dựng chiến lược riêng cho mình.
Mạnh như trường tiểu học K.L thì thuê cả những giáo viên chuyên ra đề thi học sinh giỏi về rèn dũa cho các "chú gà chọi". Thông thường hơn thì các trường tập trung tất cả giáo viên giỏi đào tạo đội tuyển. Không rầm rộ thì cô giáo lớp nào thì ôn cho học sinh xuất sắc lớp đó.
Nhưng nhìn chung, ngoài các giờ học theo quy định chung, các lớp luyện "gà nòi" đều bắt đầu từ rất sớm, với các giờ học tăng cường, nhiều khi kéo đến tối mịt.
“Các trường không công khai việc đào tạo gà nòi vì chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối của phụ huynh. Nếu tận mắt nhìn vào cách luyện nhồi nhét của nhiều trường, tôi chắc chả phụ huynh nào yên tâm?”, cô Quỳnh Anh, giáo viên trường tiểu học Phương Liên (Hà Nội) nói.
"Chủ trương là xoá bỏ trường chuyên, lớp chọn cho bậc tiểu học. Tuy nhiên, nhiều trường vẫn bí mật xây lò luyện theo cách riêng của mình, cũng nhằm xây dựng thành tích mà”, một giáo viên khác góp chuyện.
Đào tạo kiểu nhồi nhét
Việc nhiều trường tảng lờ việc giáo viên tăng cường thêm bài tập và những giờ học ngoài quy định của Bộ GD-ĐT cho thấy cách dạy nhồi nhét, biến học sinh thành thợ giải toán, vẫn đang tiếp diễn.
Ông Trần Phương, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu và phát triển các sản phẩm trí tuệ lên tiếng: “Trẻ em như tờ giấy trắng, bộ nhớ còn nhiều, nạp được nhiều thông tin. Nếu được quen lao động như thế thì trí nhớ sẽ tốt lên nhưng khả năng sáng tạo lại không tốt. Không phải đưa một bài toán tương tự mà trẻ có thể giải được thì ta gọi là sáng tạo. Sáng tạo là vấn đề khác hẳn”.
“Nếu giáo viên cố tình dạy loanh quanh, một dạng toán nhưng lấy nhiều bài tập khác nhau, tình huống lời văn khác nhau, thì dạy miệt mài, dạy mãi cũng không hết được một vấn đề, trẻ chẳng bao giờ làm hết các bài tập", ông Phương khuyến cáo.
Theo ông Phương, cách đào tạo tốt là phải làm sao khuyến khích học sinh phát huy khả năng sáng tạo. Tất nhiên điều này cũng phụ thuộc vào năng lực của từng giáo viên, và khả năng sáng tạo trong cách dạy học. Giáo viên phải nêu vấn đề, biết cách đặt điểm nhấn quan trọng, bày cách lấp đầy, rồi học sinh tự tìm hiểu.
Chọn các mốc như vậy cũng là nghệ thuật của giáo viên. Nếu không bỏ qua mốc nào, trẻ chỉ có việc nhớ vẹt. Nếu trẻ được học kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp thì chỉ cần đưa ra 1 dạng bài thì trẻ có thể làm vô số các dạng bài thuộc công đoạn này, tự tin làm bất kỳ bài nào mà không phải làm tất cả.
Học sinh cấp 1 mà phải học đến 23h thì cường độ này quá nặng nhọc, không phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Trẻ sẽ ra sao khi có sự cố, kết quả thi không được như mong chờ? Thất vọng, khủng hoảng tâm lý, hay hiệu chứng quên.
“Tôi thấy thương học sinh này" - ông Phương nhắc tới trường hợp của em học sinh trong đội tuyển Toán của trường tiểu học Nam Thành Công mà báo chí vừa lên tiếng.
"Khá nhiều học sinh giỏi đạt thành tích quốc tế của Việt Nam chỉ là ngôi sao băng, đó là sản phẩm của các lò luyện thi kiểu nhồi nhét, áp đặt mà không hề giúp học sinh phát huy khả năng sáng tạo", ông Phương chỉ trích.
Lê Khanh
▪ Bói toán xâm lấn giảng đường (17/10/2007)
▪ Những mất mát lớn của giáo dục Nghệ An sau lũ (17/10/2007)
▪ Nữ hiệu trưởng đầu tiên của ĐH Harvard (16/10/2007)
▪ Vẫn chuyện “học đi đôi với hành” (16/10/2007)
▪ Học viên Trung Quốc hoài nghi giá trị tấm bằng thạc sỹ (16/10/2007)
▪ Bớt khẩu phần ăn, đánh đập học sinh mầm non (16/10/2007)
▪ Thầy Nguyễn An Ninh-Cục trưởng Cục KT và KĐCL giáo dục (Bộ GD-ĐT): Sẽ tiến tới học gì thi nấy (15/10/2007)
▪ Đào tạo tiếng Anh bậc ĐH: 4 cái thiếu (15/10/2007)
▪ Tăng học phí phải gắn với tăng chất lượng đào tạo (12/10/2007)
▪ Tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp: Gian nan! (12/10/2007)