Các nhà đầu tư Nhật: Việt Nam là sự lựa chọn số một Cuộc điều tra Điều tra hàng năm của tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản cho thấy Việt Nam là lựa chọn đầu tiên của ngày càng nhiều nhà đầu tư Nhật Bản, đang hoạt động tại Trung Quốc, muốn chuyển địa điểm đầu tư đến một nước thứ ba. Ngày 4.5, tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã công bố kết quả điều tra hàng năm về các Cty sản xuất của Nhật Bản hiện đang hoạt động tại 6 nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) và Ấn Độ. TPHCM được nhiều nhà đầu tư chú ý Riêng trong 6 ngành công nghiệp chủ chốt, Việt Nam và Thái Lan được đánh giá đặc biệt cao trong 4 ngành: Sản xuất linh kiện điện/điện tử và sản xuất thiết bị điện/điện tử (Việt Nam đứng đầu), sản xuất máy móc vận tải và nhựa (Việt Nam đứng thứ hai). Việt Nam cũng nằm trong danh sách 3 nước đứng đầu về sản xuất linh kiện cho máy móc vận tải. Tuy nhiên, hóa chất- một trong 6 ngành công nghiệp chủ chốt- lại là điểm yếu của Việt Nam. Kết quả điều tra cho thấy, có tới 20,5% các nhà đầu tư Nhật Bản dự định mở rộng sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, cao gần gấp 2,8 lần so với tỷ lệ các nhà đầu tư muốn mở rộng sang Thái Lan (7,4%). Có tới 6,8% Cty Nhật Bản dự định chuyển một phần sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, cao gấp hơn 2 lần so với nước xếp thứ hai (Malaysia với 3,1%). Lý do chính của "lựa chọn Việt Nam", theo đánh giá của các nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam có lợi thế là nước có chi phí đầu tư thấp nhất so với các nước khác. Ngoài ra, điều kiện chính trị xã hội ổn định, khả năng quản lý lao động và tỷ giá ổn định (hơn mức trung bình khu vực) cũng là những lợi thế đáng kể của Việt Nam. Các nhà đầu tư đều khẳng định, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây tương tự với điều kiện kinh tế của Trung Quốc tại thời điểm mà các DN Nhật Bản bắt đầu tập trung đầu tư tại Trung Quốc. Triển vọng kinh tế tích cực ở Việt Nam cũng hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh. Những yếu tố tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư Đặc biệt trình độ phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam hiện vẫn ở mức thấp nhất không chỉ so với Trung Quốc mà còn với tất cả các nước khác. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng của Việt Nam được đánh giá là kém nhất trong khu vực, chỉ hơn ấn Độ không đáng kể. Thủ tục hải quan và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng là những trở ngại trong thu hút đầu tư. Điều này được chứng minh qua việc gần đây các nhà đầu tư Nhật Bản có xu hướng chuyển/mở rộng từ Trung Quốc sang Việt Nam đã tập trung nhiều nhất vào các ngành sản xuất linh kiện cho máy móc vận tải (23%) và linh kiện điện/điện tử (18%). Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam vẫn cần lưu ý tới sự cạnh tranh gay gắt từ các nước láng giềng, cụ thể là cạnh tranh với Philippines trong ngành sản xuất linh kiện cho máy móc vận tải, với Malaysia và Thái Lan trong sản xuất linh kiện điện/điện tử. Cuộc điều tra cho thấy so với kết quả kinh doanh năm 2004, hoạt động năm 2005 của 49,6% các Cty sản xuất Nhật Bản đã được cải thiện. Kết quả ở Việt Nam cũng tương tự với 50% Cty được hỏi cho biết hoạt động tốt hơn và 30% xấu đi. Các nhà đầu tư Nhật Bản kỳ vọng tình hình ở Việt Nam năm 2006 là rất khả quan. (Theo TP) |
▪ TPHCM: Chuyển diện tích trồng lúa sang nuôi tôm sú (05/05/2006)
▪ Phải giảm 10% chi phí xăng dầu (05/05/2006)
▪ Lưu lượng nước về hồ Hoà Bình đạt thấp (05/05/2006)
▪ TPHCM: Điện lực Thủ Đức hoàn thành lắp đặt điện kế đối chứng (05/05/2006)
▪ Công ty Lúa Vàng có thể bị kiện (05/05/2006)
▪ Dự án càphê Chư Prông (Gia Lai): Chông chênh bên bờ vực (05/05/2006)
▪ Ngành da giày điêu đứng (05/05/2006)
▪ VN và ASEAN xây dựng tiêu chuẩn du lịch chung (04/05/2006)
▪ Bộ Thương mại Mỹ vừa điều chỉnh thuế nhập khẩu cá ba sa (04/05/2006)
▪ Thêm 3 đơn vị phát hành và niêm yết cổ phiếu (04/05/2006)