Giá vàng sẽ còn biến động lớn Đây là nhận định của ông Nguyễn Đức Thái Hân (ảnh) - GĐ khối ngân quỹ (Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB) - người đang "điều phối" 50% thị trường vàng trong nước. - Từ giữa tháng 3, vàng đã bắt đầu phá mức cản 575USD/oz. Đây là đợt tăng giá khá mạnh và khá dài, khẳng định trào lưu tăng giá của vàng và kim loại quý trong 3-4 năm gần đây. Tuy nhiên, đợt tăng giá lần này của vàng còn có một nguyên nhân quan trọng do ảnh hưởng của việc giá bạc tăng. Xu thế các nhà đầu tư quốc tế đổ xô vào đầu tư bạc và việc Ngân hàng Barclays (Anh) xin phép niêm yết một quỹ đầu tư chuyên bạc tại thị trường chứng khoán Mỹ đã khiến giá bạc bị tăng nhanh. Nhu cầu đa dạng hoá đầu tư do lo ngại USD giảm giá và hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán đã khiến một lượng tiền không nhỏ được chuyển dịch vào kim loại quý khiến giá vàng, bạc...tăng. Đã có một thời gian dài, giá vàng trong nước không theo kịp giá thế giới (có lúc thấp hơn tới 400.000 đồng/lượng). Các DN kinh doanh vàng, nếu không vì nhu cầu bức xúc đều không nhập vàng. Vì thuế nhập khẩu vàng hạt là 0,5%, vàng thỏi là 1%, vì thế các doanh nghiệp đều chọn nhập vàng hạt. Để có vàng miếng bán ra thị trường, cần ít nhất một vài ngày để gia công. Vì vậy, khi giá vàng trong nước tăng, "cầu" vàng tăng đột ngột, dù các DN nhập ngay cũng chưa kịp đáp ứng thị trường. Chính sự mất cân đối ngắn hạn này đã khiến giá vàng trong nước tăng nhanh, có thời điểm cao hơn giá thế giới đến 1 triệu đồng/lượng. |
▪ Khuyến mãi cuối tuần (22/04/2006)
▪ Vinashin đóng tàu 56.200 tấn cho Nhật Bản (22/04/2006)
▪ Tin kinh tế ngày 22.4 (22/04/2006)
▪ Khai mạc Những ngày hội du lịch TPHCM 2006 (22/04/2006)
▪ Đường chồng đường (22/04/2006)
▪ Thị trường trong cơn lốc giá (22/04/2006)
▪ 200 tỉ đồng xây dựng nhà ở cho thuê (21/04/2006)
▪ "Tuần lễ giảm giá" tại Trung tâm thương mại Tràng Tiền (21/04/2006)
▪ Tổng Giám đốc WTO: VN đang có cơ hội thuận lợi để sớm gia nhập WTO (21/04/2006)
▪ Tin kinh tế ngày 21.4 (21/04/2006)