Những dự báo gần đây của các nhà kinh tế cho thấy Mỹ không phải là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Chính Nhật Bản, Anh, Italy lại được nhắc đến như những “vùng” u ám.
Mặc dù được coi là nước khởi động quả bom khủng hoảng nhưng thực trạng của nền kinh tế Mỹ lại đang cho thấy nhiều dấu hiệu lạc quan kể từ sau lễ nhậm chức của Tổng thống Barack Obama. Những phản ứng tích cực đối của thị trường đối với các chính sách kinh tế mới đem đến cho người Mỹ niềm tin về sự phục hồi nhanh hơn dự kiến.
Số liệu do Cục Thống kê lao động Mỹ công bố vào ngày 5/2 cho thấy tổng sản lượng phi nông nghiệp trong quý IV năm 2008 đã tăng 3,2% (so với mức tăng 1,5% của quý III). Theo Paul Ashworth, chuyên gia kinh tế của tổ chức Capital Economics, mức tăng tương đối của chỉ số này trong vòng 13 năm liền chính là cơ sở để kinh tế Mỹ phục hồi nhanh hơn các nước khác.
Điều này hoàn toàn trái ngược ở những nền kinh tế như Italy nơi mà suy thoái đã trở thành thông lệ kể từ năm 2001 cho đến nay. Nhà kinh tế học Charles Dumas của Lombard Street Research cho rằng khủng hoảng kinh tế tại Italy là xu thế không thể đảo ngược và mức sụt giảm 3-3,5% vẫn là quá lạc quan với một nền kinh tế đã phải trải qua 4 cuộc suy thoái trong vòng 7 năm trở lại đây.
Ngay cả Bộ trưởng Tài chính Italy, ông Giulio Tremori dường như cũng đang tỏ ra bất lực trước thực trạng nền kinh tế. Trả lời phỏng vấn tờ Financial Times, vị Bộ trưởng này cho biết: “Tôi hoàn toàn tin rằng không một gói cứu trợ nào có thể vực dậy nên kinh tế ở thời điểm hiện tại.”
Ở Nhật, tình hình cũng đang xấu đi với tốc độ đáng báo động. Phát biểu trên tờ Tokyo Monday, ông Kazuo Momma, người đứng đầu cơ quan nghiên cứu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản cho biết: “Tốc độ suy thoái tại của chúng ta thời gian gần đây đã vượt cả Mỹ, nơi đang phải trải nghiệm cuộc khủng hoảng kinh tế khủng khiếp nhất trong vòng một thế kỷ qua”.
Nền kinh tế Nhật Bản đã sụt giảm với tốc độ kỷ lục 11,7% trong quý IV năm 2008 và theo ông Momma, tình hình còn có thể tồi tệ hơn trong 3 tháng đầu năm 2009 do thị trường xuất khẩu ngày càng thu hẹp.
Nước Anh cũng đang trải qua những ngày u ám khi Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF dự đoán nền kinh tế lớn thứ 2 châu Âu có thể phải chịu đựng mức suy thoái lên tới 2,8% - nặng nề nhất trong các nên kinh tế phương Tây.
Ông Mark Chandler, nhà chiến lược lợi nhuận của RBC Capital Market cho rằng: “Điều quan trọng nhất là không một quốc gia nào có thể trở thành ngoại lệ của suy thoái và thực tế đang cho thấy cuộc khủng hoảng ở Anh thậm chí còn tồi tệ hơn cả Mỹ.”
Theo VnExpress
▪ Thị trường Hà Nội sau Tết: Nhiều cửa hàng đóng cửa trở lại (11/02/2009)
▪ Giá vàng tiến gần 19 triệu đồng mỗi lượng (11/02/2009)
▪ Giới đầu tư không yên tâm với kế hoạch của Obama (11/02/2009)
▪ Lỗ nặng vì đầu tư tài chính (11/02/2009)
▪ Cổ phiếu của CEO nữ hấp dẫn hơn của nam (11/02/2009)
▪ Blue-chips mất giá đồng loạt (11/02/2009)
▪ Giá thực phẩm đã giảm nhưng sức mua vẫn chậm (11/02/2009)
▪ Dầu giảm còn 10.500 đồng/lít: Giá xăng vẫn “neo” cao (11/02/2009)
▪ Doanh nghiệp vốn dưới 80 tỷ đồng chuyển khỏi sàn TP HCM (11/02/2009)
▪ Nhà đầu tư sẽ được hoàn trả thuế thu nhập chứng khoán (11/02/2009)