![]() |
Một pano quảng cáo ở CLB TDTT Phan Đình Phùng: Người khen cũng lắm, mà người chê cũng nhiều... - Ảnh: B.TRUNG |
Thế nhưng, vẫn có doanh nghiệp ít quan tâm tới văn hóa trong quảng cáo khi đưa ra những thông điệp, hình ảnh không phù hợp tư duy thẩm mỹ của người Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp, vấn đề quan trọng không còn là vấn đề sản xuất và chế tạo nữa, mà là vấn đề tiêu thụ.
Phương tiện hữu hiệu, quan trọng
Theo ông A, giám đốc công ty sản xuất nước uống tinh khiết S., vấn đề cạnh tranh trong thị trường ở tình hình này là cần phải tìm ra một phương thức thuyết phục người tiêu dùng mua hàng một cách khác biệt nhất để đạt được hiệu quả cao nhất, so với đối thủ cạnh tranh. Việc thuyết phục này, phải được thực hiện thông qua một phương tiện, đó chính là quảng cáo, với hình thức khác biệt, độc đáo hơn cả, so với đối thủ cạnh tranh”.
Và ông Hòa, Tổng Giám đốc Da.Gr., nêu ý kiến: “Quảng cáo là một phương tiện mà doanh nghiệp sử dụng, nhằm đưa hình ảnh của sản phẩm đến được, đến đúng với đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp nhắm đến. Còn văn hóa trong quảng cáo, đó chính là cách thức thể hiện nhận thức, hành động, suy nghĩ, thẩm mỹ, nghệ thuật... của doanh nghiệp, qua nội dung quảng cáo mà doanh nghiệp sử dụng để chuyển tải thông điệp kinh doanh của mình đến khách hàng”.
Cùng nhận định trên, chị Đ. - giám đốc công ty thời trang V. - cho rằng: “Do quảng cáo có một ảnh hưởng nhất định với suy nghĩ, cách sống, trình độ thẩm mỹ... của những đối tượng mà nó tiếp cận, vì vậy, sự thận trọng trong truyền đạt, trong biểu hiện, trong hình ảnh, lời văn luôn là cần thiết trong một quảng cáo”.
“Kéo” hay “đẩy”
Người ta thường ví von: Ở các nước Anh, Mỹ... quảng cáo được bao trùm bằng một bầu không khí huyền bí và tôn kính. Còn ở Pháp, quảng cáo được xem là một căn bệnh cần thiết, một thứ nợ đặt trên đầu các doanh nghiệp, tránh được thì càng tốt. Vậy ở Việt Nam thì sao?.
Ngày nay, chúng ta đều hiểu rằng quảng cáo đã gia tăng những nhu cầu, do đó ảnh hưởng đến hệ thống kinh tế, bằng cách lãnh vai trò thúc đẩy, hướng dẫn và điều hòa sự sản xuất. Tuy nhiên, vai trò thúc đẩy, hướng dẫn và điều hòa này sẽ thể hiện như thế nào, để có những tác động tích cực vào cuộc sống của dân chúng.
Nhiều khách hàng đã không thể quên một quảng cáo “Nâng niu bàn chân Việt” của Biti’s, và một “Anlene vàng cho mẹ” mới đậm chất mẫu tử, hiếu nghĩa của người Việt Nam làm sao.
Nhưng đã có nhiều ý kiến cho rằng: Không thể không nhíu mày, khi nhớ đến một “H. - muốn thắng lớn phải bản lĩnh”, chỉ vì một giải thưởng, mà các cô gái phải làm theo như một con rối, trước hành động của chàng trai đã may mắn trúng giải; một K. với hai chàng trai phải giả làm nữ để vào siêu thị mua băng vệ sinh, tham gia cào may mắn; một “T. - đừng cho ông xã biết nha” dễ gây hiểu lầm về một người đàn ông khác đến thăm nhà...
Dường như người Việt Nam chưa quen với những lập luận không hợp với sự thật, không quen với sự thổi phồng quá đáng của một mẩu quảng cáo nào đó.
Người Việt Nam cũng không quen nhìn những sản phẩm nhạy cảm như đồ lót, băng vệ sinh... quảng cáo tại nơi công cộng. Như vậy, thật phản cảm, không phù hợp với thẩm mỹ và phong tục của Việt Nam.
Vì vậy, nếu “kéo” và “đẩy” đều là những chiến lược tốt trong bán hàng, thì với quảng cáo, nếu muốn “kéo” khách hàng lại, hãy đừng “đẩy” khách hàng ra xa bằng những quảng cáo xa lạ và không phù hợp với văn hóa Việt Nam...
ĐÔNG HÀ
▪ TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh xuất khẩu (14/12/2005)
▪ Đấu giá cổ phần Cty khoan & dịch vụ khoan dầu khí (14/12/2005)
▪ Trung tâm Metro đầu tiên tại miền Trung (14/12/2005)
▪ Thay thế côngtơ và hoàn tiền điện ở TPHCM: Phải mất gần 1 năm (14/12/2005)
▪ Lễ hội mua sắm ở TPHCM (14/12/2005)
▪ Dầu khí Việt Nam vươn ra nước ngoài (14/12/2005)
▪ Hai nỗi lo của xuất khẩu Việt Nam (14/12/2005)
▪ Tin vắn ngày 14/12 (14/12/2005)
▪ WTO mong các nước đừng bỏ lỡ cơ hội (14/12/2005)
▪ Căn hộ cao cấp cho thuê có tín hiệu bão hòa (14/12/2005)