Trong hoạt động báo chí, đạo đức nghề nghiệp luôn được đặt ra và đòi hỏi các nhà báo phải phấn đấu không ngừng. Trước thềm đại hội Hội Nhà báo Việt Nam ( từ 11 đến 13-8-2005), Pháp luật TP.HCM đã có cuộc trò chuyện với Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Đỗ Quý Doãn về vấn đề này
Cần có một “luật chơi”
*
- Thực ra ở một số nước, người ta điều chỉnh hoạt động của nhà báo bằng các quy chế về đạo đức nghề nghiệp. Đôi khi quy chế nghề nghiệp còn điều chỉnh hoạt động nghề nghiệp của nhà báo chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn so với các biện pháp chế tài của pháp luật. Bởi vì quy chế nghề nghiệp là một cam kết tự nguyện của các nhà báo. Việc thực hiện theo quy chế nghề nghiệp thuận lợi hơn rất nhiều so với việc áp dụng các chế tài của pháp luật. Thí dụ, một nhà báo có những hành vi tuy chưa đến mức vi phạm các quy định của pháp luật nhưng vẫn có thể bị xử lý bằng quy ước nghề nghiệp.
* Nhưng vì sao thời gian qua, việc thực hiện các quy ước nghề nghiệp chưa trở thành các hoạt động máu thịt của nhà báo?
-
|
* Vậy theo ông, quy ước đạo đức nghề nghiệp điều chỉnh những hành vi nào của nhà báo?
- Bản quy ước đạo đức là quy định những điều nhà báo không được làm và nó phải điều chỉnh các hành vi sai trái nhưng chưa đến mức vi phạm pháp luật, vì đây là sự cam kết tự nguyện của nhà báo để sao cho hoạt động của mình không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Trước thềm đại hội Hội Nhà báo Việt Nam, tôi cho rằng các nhà báo và các chi hội nhà báo cần tích cực tham gia hơn nữa vào việc đóng góp, xây dựng bản quy ước nghề nghiệp mới với những kinh nghiệm đúc rút từ thực tế. Đừng để bản quy chế chỉ là những văn bản nằm trong hộc bàn.
* Nghĩa là cần thực hiện “luật chơi” như trong bóng đá chuyên nghiệp, nếu có những biểu hiện tiêu cực, dù luật pháp không xử lý được nhưng vẫn bị “luật chơi” thải hồi?
- Tính chuyên nghiệp được thể hiện ở chỗ khi một nhà báo bị phát hiện có hành vi xấu (nhưng chưa đến mức vi phạm pháp luật) thì tác phẩm báo chí của anh ta sẽ không được các báo sử dụng. Khi đó, anh ta tự khắc bị đào thải với tư cách nhà báo. Muốn đựơc như vậy, chúng ta phải xây dựng được tính chuyên nghiệp thực sự trong làng báo.
Ở một số tờ báo hiện nay, người làm báo thì nhiều nhưng nhà báo chuyên nghiệp, khẳng định mình bằng tác phẩm báo chí thì không nhiều. Đa phần cứ làm theo kiểu làng nhàng, dẫn đến tình trạng ai cũng có thể làm báo được, ai cũng có thể đi viết bài được. Xã hội ta đang rất cần những nhà báo chuyên nghiệp. Khi làng báo Việt Nam có tính chuyên nghiệp cao thì tác động của quy ước đạo đức nghề nghiệp sẽ rất mạnh mẽ, nhà báo chưa cần phạm pháp chỉ cần vi phạm quy ước nghề nghiệp cũng đồng nghĩa với việc tự đào thải bản thân.
Im lặng - vũ khí trục lợi?
* Hiện nay có một hiện tượng rất đáng lo ngại: khen cùng khen, chê cùng chê, hình thành những nhóm nhà báo cùng nâng một người, cùng hạ một người. Xu hướng này hết sức nguy hiểm nhưng lại không có một chế tài nào để xử lý?
- Hiện tượng này ta gọi một cách dân dã là “đánh hội đồng”. Đúng là các quy định của pháp luật để xử lý hiện tượng này rất khó. Như tôi đã nói, có những việc mà chưa có quy định chế tài hoặc chế tài cũng rất khó. Vì khi đã sử dụng đến các quy định của pháp luật thì phải xác định được những hành vi rất cụ thể. Nhưng đây là một hiện tượng mà quy ước đạo đức nghề nghiệp có thể điều chỉnh được.
* Im lặng cũng là một thứ “vũ khí” mà người làm báo không chân chính có thể dùng để trục lợi. Phát hiện ra vụ việc tiêu cực, nhà báo phải cho đối tượng biết để đổi lấy sự im lặng, đối tượng phải “biết điều”. Vụ tham nhũng đất đai ở Đồ Sơn vừa qua là một thí dụ…
- Tôi có xem chương trình “Người đương thời” trên VTV về nhà báo Vũ Thị Hải và công dân chống tiêu cực Đinh Đình Phú nói về sự im lặng một cách khó hiểu của một số tờ báo khi nắm được vụ việc này. Đúng là có những phóng viên khi tìm hiểu vụ này đã được chính quyền địa phương đón tiếp “rầm rộ”, khi về thì “quên” không đề cập gì đến những sai phạm của chính quyền thị xã Đồ Sơn nữa.
Ở đây, nếu lấy các quy định của pháp luật ra để điều chỉnh thì rất khó. Vì nếu hỏi đến, những nhà báo đó có thể họ bảo rằng “Do tôi năng lực hạn chế, không đủ sức phát hiện ra những sai phạm” hoặc “Tôi phát hiện ra những thông tin đó nhưng lại không biết thể hiện trên mặt báo như thế nào”. Cái đó xử lý thế nào? Tôi cho rằng quy ước đạo đức có thể xử lý được hiện tượng này.
Đạo đức nghề nghiệp buộc nhà báo khi phát hiện những sự việc tiêu cực, những sai trái thì phải kiên quyết theo đuổi cho đến cùng với hết trách nhiệm. Có thể do năng lực hạn chế thì tác phẩm báo chí của anh chưa thật hay, số liệu chưa thật đầy đủ nhưng trách nhiệm, đạo đức nhà báo buộc anh ta phải thể hiện những thông tin anh ta biết đến công chúng. Pháp luật rất khó can thiệp vào việc “im lặng” của một số nhà báo trong vụ việc ở Đồ Sơn, vì khi đã phải can thiệp, phải xác định cụ thể được hành vi phạm pháp cụ thể.
Ở đây chỉ xác định được một việc là những nhà báo đó thấy được tiêu cực nhưng lờ đi, không viết gì nữa. Đây là một việc hoàn toàn thuộc về phạm trù đạo đức nghề nghiệp và quy ước đạo đức nghề nghiệp phải điều chỉnh được những hành vi này.
Trong quá trình xây dựng bản quy ước nghề nghiệp mới, chúng ta cần phải suy nghĩ về những hiện tượng mà pháp luật không cân, đong, đo, đếm, khó hoặc không điều chỉnh được. Tuy nhiên, nếu là một nhà báo có trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp, khi anh không phản ánh được những hiện tượng tiêu cực ở Đồ Sơn lên mặt báo thì anh có thể viết công văn, báo cáo đến cơ quan chức năng. Như vậy anh cũng đã làm tròn trách nhiệm thông tin của một nhà báo.
Theo Pháp Luật TP.HCM
▪ Hơn 10.000 người được xét đặc xá dịp 2-9 (11/08/2005)
▪ Cân nhắc việc lập cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên (11/08/2005)
▪ TP.HCM: tạm đình chỉ chức vụ chủ tịch UBND quận Gò Vấp Trần Kim Long (11/08/2005)
▪ Ðấu tranh giải quyết vấn đề Fulro ở Tây Nguyên và các vùng phụ cận (10/08/2005)
▪ Ổ nhóm Trịnh Nguyên Thủy và xưởng sản xuất heroin di động (10/08/2005)
▪ Gặp người tham gia bắt ông trùm ma túy Trịnh Nguyên Thủy (10/08/2005)
▪ Con rể trộm tiền của mẹ vợ (10/08/2005)
▪ 'Xưởng' sản xuất heroin di động trên ôtô (10/08/2005)
▪ 'Cựu' đàn anh của Hai Chi lãnh 12 tháng tù (10/08/2005)
▪ Trục xuất hai người nước ngoài dùng thẻ tín dụng giả (10/08/2005)