![]() |
Tại phiên thảo luận về luật này có hơn 50 đại biểu đăng kí phát biểu ý kiến, cho thấy vấn đề đang rất được quan tâm. Giữa giờ giải lao của phiên họp, bà Trương Thị Mai đã có cuộc trả lời phỏng vấn của báo chí. Thưa bà, có không ít ý kiến thảo luận của các đại biểu tỏ ra băn khoăn về tính khả thi của Luật Phòng chống bạo lực gia đình? Tôi nghĩ luật nào cũng có tính khả thi nhất định với thực tiễn của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là đối với những đạo luật mang tính nhân văn như Luật phòng chống bạo lực gia đình. Lâu nay chúng ta điều chỉnh vấn đề này bằng đạo đức xã hội, dư luận xã hội. Song có những điều mà đạo đức, dư luận xã hội không thể điều chỉnh được cần phải có sự can thiệp của luật pháp. Mục tiêu chúng ta trong đạo luật này là bảo vệ gia đình bền vững và hạnh phúc. Phải thừa nhận rằng vấn đề bạo lực gia đình đang là vấn đề nghiêm trọng. Trong báo cáo giải trình của Thường vụ QH cũng đã nêu rõ, để đạo luật này có tính khả thi đòi hỏi cả cộng đồng chúng ta cùng góp sức, từ bộ máy chính quyền địa phương, các tổ chức, cộng đồng, sự tham gia của người dân và chính nạn nhân. Có nhiều ý kiến các đại biểu cho rằng, không nên điều chỉnh hành vi bạo lực của những đôi nam nữ không đăng kí kết hôn nhưng sống với nhau như vợ chồng hoặc đã li hôn, nhưng vẫn sống với nhau như vợ chồng? Giữa ủy ban chúng tôi và ủy ban pháp luật đã trao đổi nhiều đến vấn đề này và cũng tiếp nhận ý kiến của các đại biểu QH, chúng tôi thấy rằng điều này không ảnh hưởng đến luật hôn nhân và gia đình vì chúng ta điều chỉnh hành vi chứ không điều chỉnh quan hệ. Nếu pháp luật có thể bảo vệ tốt hơn cho một công dân nào đó khi có hành vi bị áp bức thì chúng ta có nên làm không. Có đại biểu đã cho rằng, trước khi chúng ta có biện pháp cách li cần lấy ý kiến của cơ quan tư vấn cụ thể để hạn chế việc đưa ra các quyết định chủ quan? Tôi xin nói rằng, luật này cũng đã đưa ra những biện pháp mang tính chất tư vấn hoà giải và những biện pháp phòng ngừa, còn trường hợp tránh tiếp xúc là trong điều kiện đặc biệt theo yêu cầu của nạn nhân. Chính nạn nhân yêu cầu, chủ tịch xã mới được ra lệnh cấm tiếp xúc. Nếu nạn nhân không trong tình trạng nghiêm trọng họ sẽ không đến gặp chủ tịch xã để làm gì. Những biện pháp này cũng là tạm thời để giải quyết xung đột. Trong 3 ngày đó cộng đồng phải giúp vợ chồng người đó và chủ tịch xã cũng đến nói chuyện với họ. Tôi nghĩ không đến mức cần một hội đồng tư vấn. Trong dự thảo luật quy định, chậm nhất 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch UBND xã xem xét quyết định cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình. Quy định như vậy là quá chậm và nạn nhân sẽ tiếp tục bị “ tấn công”? Chúng tôi cũng đang nghiên cứu về vấn đề này. Trong thực tiễn có những địa bàn ở rất xa nếu chúng ta không cho 12 tiếng, ông chủ tịch không kịp xử lí thì nạn nhân sẽ tố cáo ông vi phạm pháp luật. Cũng có những ý kiến cho rằng, chế tài chưa đủ răn đe? Hiện nay chúng ta hoàn toàn có đủ chế tài để răn đe. Đó là biện pháp cấm tiếp xúc của chủ tịch xã, của toà án, cao hơn là xử phạt hành chính. Còn luật hình sự có hẳn 30 điều về vấn đề này. Chỉ có vấn đề đưa ra quyết định phải dựa trên tình hình thực tế của Việt Bà vừa nói luật này chỉ có thể thực thi khi có ý kiến, sự lên tiếng của chính những nạn nhân, nhưng trên thực tế, tâm lí của người phụ nữ nói chung khi xẩy ra những chuyện như vậy thường đóng cửa bảo nhau? Tôi xin nói khi luật này thông qua thì tại Việt Tôi nghĩ truyền thống văn hoá Việt Nam là đóng cửa bảo nhau là chính nhưng luật này cũng là cơ hội để cho những người phụ nữ khi thấy việc của mình không thể giải quyết trong nội bộ gia đình được nữa thì đưa ra ngoài cộng đồng để các cơ quan bảo vệ giúp đỡ mình. Xin cảm ơn bà! Mạnh Cường (ghi)
▪ Cả thành phố xôn xao vì một “con nợ khổng lồ” “mất tích” (02/11/2007)
▪ Hơn 12 năm tù cho đường dây làm hồ sơ thương binh giả (02/11/2007)
▪ “Trong điều tra tham nhũng, chúng ta thua nhiều” (01/11/2007)
▪ Vụ chồng “quảng cáo” vợ bán dâm: Công an phường đùn đẩy trách nhiệm? (01/11/2007)
▪ Phát hiện một vụ chết người có nhiều chi tiết lạ (31/10/2007)
▪ Xe tải đâm xe thanh tra giao thông để chạy trốn (31/10/2007)
▪ Nữ nhân viên ngân hàng lừa đảo hơn 37 tỉ đồng (31/10/2007)
▪ Bắt quả tang 2 cán bộ hải quan nhận hối lộ (31/10/2007)
▪ Vụ "ém nhẹm" nước tương có 3-MCPD: Thanh tra trách nhiệm phó giám đốc Sở Y Tế TPHCM (30/10/2007)
▪ Phát hiện một xác chết chưa rõ nguyên nhân (26/10/2007)