Cần có pháp chế cụ thể chống kỳ thị với bệnh nhân HIV/AIDS
Các Website khác - 22/06/2006

Cần phải có những pháp chế cụ thể giải quyết nạn kỳ thị và phân biệt đối xử thường xuyên xảy đến với những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS hiện nay.

Tình trạng thiếu một khung pháp luật phổ biến trên diện rộng đã cho chúng ta thấy thách thức lớn nhất của các nước trong cuộc chiến chống lại đại dịch thế kỷ thời gian tới.

Đó là quan điểm của bà Arlene Husbands, điều phối viên dự án quốc gia về chương trình giáo dục nơi làm việc của Tổ chức lao động thế giới/Bộ lao động Mỹ (gọi tắt là ILO/USDOL).

Về lý tưởng mà nói, bà Husbands cho biết bà rất mong muốn được chứng kiến một khung pháp lý như thế ra đời vào cuối năm tới, khi giai đoạn thí điểm của chương trình ILO/USDOL kết thúc tại Barbados.

Nạn kỳ thị và phân biệt đối xử đã luôn tồn tại, không chỉ với các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS mà còn dấy lên một lo ngại lớn về phương diện đại dịch bởi thái độ tiêu cực này chính là rào cản ngáng trở những người dân làm xét nghiệm và biết được tình trạng sức khoẻ của mình.

Chúng ta muốn những người dân đi khám bệnh, chúng ta muốn họ cho biết về tình trạng sức khoẻ của họ và được cảm thấy thoải mái. Một khung chính sách là luật pháp dành cho những người bệnh như thế cần phải có một số nguồn lực và rõ ràng việc nói suông là không cần thiết.

Theo bà Husbands, một khung pháp lý như thế sẽ khiến cộng đồng nói chung tôn trọng những người nhiễm HIV/AIDS hơn cũng như giúp những bệnh nhân đó có một sự đảm bảo, nếu họ bị phân biệt đối xử, bất kể đó là vấn đề liên quan đến công việc, nhà ở hoặc thậm chí giáo dục thì người xúc phạm họ sẽ bị trừng phạt theo các cấp độ.

Cũng theo đó, bà Husbands khẳng định, nếu có thể giảm thiểu rộng rãi được những kỳ thị đối xử gắn liền với bệnh dịch thì công tác điều trị cũng cần được phi tập trung hoá.

Khi có một trung tâm điều trị tập trung thì đồng nghĩa với nó cũng sẽ có một kỳ thị đối xử kèm theo; vì thế nếu chúng ta có thể phi tập trung hoá công tác điều trị, khi đó người bệnh có thể tới bất cứ phòng mạch tư nào cũng có thể được điều trị thì thật là lý tưởng.

Điều gì sẽ xảy ra khi không ai còn muốn bàn luận thêm về chuyện ai đang nhiễm HIV/AIDS.

Bà Husband lý giải thêm: "Tôi hy vọng rốt cục thì chúng ta cũng sẽ phi tập trung được công tác điều trị, và điều này cũng tạo sự cởi mở hơn với những người bệnh, giúp họ thoải mái hơn khi tiếp cận các dịch vụ cũng như đẩy mạnh công tác tư vấn và xét nghiệm tự nguyện".

Cũng theo bà Husbands thì để giảm lây nhiễm HIV/AIDS, cộng đồng cần phải được giáo dục và không chỉ được giáo dục bằng thực tiễn. Nghe và hiểu là một chuyện, nhưng cảm giác lại là chuyện khác.

Vì thế, chúng ta phải tăng cường tuyên truyền những thông điệp tác động thẳng vào trái tim con người về những kỳ thị và thái độ phân biệt đối xử đó.

Đặng Dương theo http://www.barbadosadvocate.com