Dù nguyên nhân gây ngạt là gì cũng phải khẩn trương tìm cách giải phóng đường hô hấp. Tuyệt đối không chuyển người đang bị ngạt đi khi hô hấp tự nhiên chưa hồi phục.
Ngạt thở thường gặp trong các trường hợp chết đuối, bị vùi lấp do khí độc và do tắc đường hô hấp trên. Biểu hiện: hoạt động hô hấp ngừng hoàn toàn, lồng ngực, thành bụng bất động. Nạn nhân nằm yên, không tỉnh, sắc mặt trắng nhợt hoặc tím tái, chi giá lạnh, tim ngừng đập hoặc đập yếu, không sờ thấy mạch. Để cứu sống họ, phải rất khẩn trương làm ngay những việc sau, bất kể nguyên nhân gây ngạt là gì:
Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt thở như bới đất cát cho người bị vùi lấp, vớt người chết đuối, đưa người bị trúng độc ra khỏi vùng có khí độc, ra khỏi buồng kín (chú ý đề phòng để người cấp cứu không bị nhiễm khí độc). Rất khẩn trương giải phóng đường hô hấp trên khỏi các vật trở ngại; chẳng hạn như lau chùi đất máu hoặc đờm dãi ở mũi, miệng; khi cần, phải hút trực tiếp bằng miệng cho sạch đờm dãi. Nới hoặc tháo bỏ quần áo, các dây nịt...
Làm hô hấp nhân tạo càng sớm càng tốt; kiên trì cho đến khi hô hấp tự nhiên được hồi phục. Có trường hợp phải làm 1-2 giờ. Để có hiệu quả, phải thực hiện đúng kỹ thuật: giữ vững nhịp độ 15-20 lần/phút; kết hợp bóp tim ngoài lồng ngực nếu tim ngừng đập. Nên làm ở chỗ thoáng khí, ấm, hạn chế người xúm quanh.
Những việc làm đồng thời với hô hấp nhân tạo bao gồm: chà xát mạnh khắp người nạn nhân, xoa dầu cao chống lạnh (nếu có), sưởi ấm, tiêm thuốc trợ tim (nếu có điều kiện). Tuyệt đối không vận chuyển người đang bị ngạt về tuyến sau khi hô hấp tự nhiên chưa hồi phục.
BS Ngô Trường Giang, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Khống chế dịch cúm A - ngành y tế đang bị động (31/03/2005)
▪ 7 bài thuốc từ cây bưởi (31/03/2005)
▪ 9 lời khuyên để giữ thể trọng lý tưởng (31/03/2005)
▪ Có nguy cơ tái diễn dịch cúm gia cầm (31/03/2005)
▪ Hơn nửa tỉ USD chống rụng tóc (30/03/2005)
▪ Châm cứu có thể chữa cao huyết áp (30/03/2005)
▪ Châm cứu giúp hạ huyết áp? (31/03/2005)
▪ Ngưu bàng làm thuốc (31/03/2005)
▪ Chữa bệnh bằng bí đao (31/03/2005)
▪ Phát hiện sỏi thận - tiết niệu (31/03/2005)