Những trẻ em chứng kiến tình trạng bạo lực trong gia đình hoặc cộng đồng sẽ có nguy cơ đối mặt với các rối loạn cảm xúc và dễ mắc một số bệnh, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Michigan đã tiến hành phỏng vấn mẹ và giáo viên của 160 trẻ em độ tuổi 4-6 được sinh ra trong các gia đình thu nhập thấp tại 2 hạt thuộc bang Michigan (Mỹ).
Kết quả phỏng vấn cho thấy 65% số trẻ này đã từng chứng kiến tình trạng bạo lực trong gia đình và cộng đồng ít nhất một lần tính tới thời điểm phỏng vấn. Dạng cụ thể của bạo lực gồm: bắn dọa, đâm chém, rượt đuổi, đánh đập và hãm hiếp.
Những trải nghiệm đó đã gây hậu quả. Các chuyên gia cho biết 90% số trẻ chứng kiến bạo lực thừa nhận đã trải qua các phản ứng căng thẳng do chấn thương, như gặp ác mộng, đái dầm, mút tay, 20% mắc các chứng rối loạn thần kinh hậu chấn thương,1/3 bị dị ứng, hen suyễn hoặc rối loạn khả năng tập trung. Những vấn đề sức khỏe này càng dễ gặp hơn ở những trẻ từng chứng kiến bạo lực trong gia đình so với các em chỉ phải chứng kiến bạo lực trong cộng đồng, nhóm nghiên cứu cho biết.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trẻ em bị rối loạn thần kinh hậu chấn thương có nguy cơ mắc các bệnh ở hệ tiêu hóa cao gấp 4 lần so với trẻ bình thường. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chưa xác định được tình trạng căng thẳng thần kinh là nguyên nhân gây ra, hay là hậu quả của các bệnh nói trên.
Việt Linh (theo Healthday)
▪ Hạn chế của việc giãn gân cốt trước thi đấu (30/03/2005)
▪ Gặp hạn vì chơi thể thao không đúng cách (30/03/2005)
▪ Tóc - nguồn tế bào gốc (30/03/2005)
▪ Hơi thở hôi và cách điều trị (30/03/2005)
▪ Hạ đường huyết có thể tử vong (30/03/2005)
▪ Hạ huyết áp nhờ châm cứu (30/03/2005)
▪ Sâu răng (30/03/2005)
▪ Khi người Mỹ quá thiếu ngủ... (30/03/2005)
▪ Dinh dưỡng hợp lý cho tuổi già (29/03/2005)
▪ Thái Lan phát triển vắcxin chống bệnh sốt xuất huyết (29/03/2005)