"Con gái tôi bị chốc mép. Cháu cứ bị đi bị lại. Xin hỏi tại sao lại có hiện tượng này? Làm thế nào để phòng ngừa được?".
Trả lời:
Phần lớn các trường hợp chốc mép là do thiếu vitamin B2. Trẻ bị thiếu vitamin B2 không chỉ bị lở mép mà còn bị viêm lưỡi, viêm giác mạc và một số thương tổn khác ở da. Ban đầu, có thể thấy hai bên mép của trẻ hơi nhợt, lớp biểu bì ở đó mỏng đi rồi nát; tiếp đến xuất hiện các vết nứt, bên trên phủ một lớp vảy màu vàng làm trẻ bị đau mỗi khi nói, khi ăn. Đồng thời, có thể thấy đầu lưỡi trẻ bóng, mặt lưỡi nhẵn mất gai, có thể có vết nứt; môi khô, họng khô; trẻ sợ ánh sáng, chảy nước mắt.
Bạn có thể chữa cho cháu như sau: rửa vết chốc bằng nước đun sôi để âm ấm, đợi khô rồi bôi một chút dầu gan cá cô đặc hoặc chích một viên dầu gan cá rồi bóp dầu lên mép; lấy viên vitamin B2 nghiền thành bột, rắc vào chỗ chốc. Mỗi ngày làm như thế hai lần (vào sau bữa ăn trưa và trước khi đi ngủ), thường vài ba ngày sau, cháu sẽ khỏi.
Bệnh thường gặp ở những trẻ ăn uống thiếu chất (như mẹ không đủ sữa hoặc ăn bổ sung lại không đủ chất, kiêng khem quá mức) hoặc do trẻ tiêu hóa hấp thụ thức ăn kém, tiêu chảy kéo dài. Do vậy, bạn cần xem bữa ăn của cháu để điều chỉnh cho hợp lý, cố gắng bảo đảm khẩu phần có đủ các loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc và các loại rau quả tươi (như cà chua, cà rốt, khoai tây, cam, chuối). Nếu cháu biếng ăn, bạn cho cháu uống thêm phức hợp các vitamin B (trong đó có vitamin B2) hoặc 1-2 viên vitamin B2 mỗi ngày (loại viên 2 mg).
BS Nguyễn Hưng Thịnh, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Cây dạ cẩm (08/06/2005)
▪ Quả nho chống sâu răng (08/06/2005)
▪ Phòng và chữa sốt xuất huyết (08/06/2005)
▪ Những thức ăn tốt cho phụ nữ và nam giới (08/06/2005)
▪ Đông y chữa viêm amiđan (09/06/2005)
▪ Khi nào cần siêu âm màu Doppler? (09/06/2005)
▪ Thuốc corticoid - con dao hai lưỡi (09/06/2005)
▪ Khi nàng uống Viagra (07/06/2005)
▪ Phiền muộn gây bệnh tim (02/06/2005)
▪ Suy thai trong chuyển dạ và cách đề phòng (03/06/2005)