"Tôi 50 tuổi, vừa qua chỉ ngã nhẹ nhưng cũng bị gãy xương cổ chân. Khi khám, bác sĩ cho biết tôi đã bị loãng xương và khuyên nên dùng một số loại sữa đặc biệt. Xin cho biết thêm về bệnh này".
Trả lời:
Có nhiều nguyên nhân gây loãng xương. Trên thực tế, bệnh hay gặp ở người cao tuổi (cả nam và nữ) vì cùng với sự lão hóa của cơ thể, hoạt động của tế bào tạo xương ở họ cũng bị giảm xuống. Đặc biệt, phụ nữ sau mãn kinh thường bị loãng xương do hậu quả của sự giảm sút tổng hợp oestrogen. Tuy nhiên, nếu chú ý thì có thể phòng ngừa được.
Ở người bình thường, từ tuổi 35 trở đi, xương dần dần giảm canxi, dẫn đến chứng loãng xương, làm xương xốp, giòn, dễ gãy. Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ loãng xương đặc biệt cao, do mức oestrogen giảm mạnh, đẩy nhanh quá trình xương mất canxi trong vòng 6-8 năm, sau đó sự mất chất xương lại diễn ra từ từ. Xương dễ bị gãy, nhất là ở các đốt sống.
Loãng xương khó chữa, nhưng có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm lại. Một trong những phương pháp có khả năng giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là dùng liệu pháp bổ sung oestrogen. Việc dùng hoóc môn này phải được bác sĩ hướng dẫn chu đáo.
BS Vũ Định, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Tác dụng mới của cà chua: Ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến (27/02/2005)
▪ Những điều cần biết về đột quỵ mạch máu não (27/02/2005)
▪ Trò chuyện với Phó giáo sư - Tiến sĩ - Bác sĩ Vũ Lê Chuyên: "Bệnh nhân cần bác sĩ làm hết sức mình..." (26/02/2005)
▪ Cẩn thận với màn hình máy tính! (26/02/2005)
▪ SARS 'qua mặt' hệ miễn dịch như thế nào? (26/02/2005)
▪ Những hiểu biết mới về bệnh Alzheimer (27/02/2005)
▪ Tập thể dục cho mắt (27/02/2005)
▪ Tác dụng phụ của thuốc trị hen Seretide (26/02/2005)
▪ Khó tiểu, đau rát bàng quang (26/02/2005)
▪ Nước bẩn, rác rưởi giết chết 4.000 trẻ em mỗi ngày (25/02/2005)