Khung cellulose từ táo được cấy tế bào sống của người. Ảnh: Andrew Pelling. |
Theo Ideas.ted.com, chiếc tai cấu tạo từ tế bào sống của người hình thành trên khung cellulose chiết xuất từ táo. Dự án này có thể là nguồn cung cấp các bộ phận khác của con người như da, xương, mạch máu, nội tạng với chi phí thấp và vật liệu dễ tìm.
Các nhà nghiên cứu từng thử nghiệm nuôi cấy tế bào trong phòng thí nghiệm, thậm chí nuôi cấy các cơ quan phức tạp hơn như thận và tim. Nhưng họ cần một loại vật liệu nền có khả năng lưu trữ tế bào sống. Phương pháp phổ biến hiện nay là nuôi cấy tế bào trên khung có sẵn của bộ phận hiến tặng. Các nhà nghiên cứu thế tế bào của bệnh nhân vào khung protein của bộ phận hiến tặng. Do quá trình tương đối phức tạp, họ chỉ thành công với một vài bộ phận cơ thể đơn giản.
Phương pháp của Pelling là sử dụng cellulose trực tiếp từ táo đã qua xử lý. Khi nuôi cấy tai trên khung, các tế bào liên kết với nhau, phát tín hiệu đến nguồn cung cấp máu và trở thành một phần của cơ thể.
Các nhà nghiên cứu cũng đang tiến hành thí nghiệm tương tự với các loại rau khác như lê, măng tây và nấm nhằm nuôi cấy xương, dây thần kinh và da.
Khung cellulose từ táo được cấy tế bào sống của người. Ảnh: Andrew Pelling. |
Theo Ideas.ted.com, chiếc tai cấu tạo từ tế bào sống của người hình thành trên khung cellulose chiết xuất từ táo. Dự án này có thể là nguồn cung cấp các bộ phận khác của con người như da, xương, mạch máu, nội tạng với chi phí thấp và vật liệu dễ tìm.
Các nhà nghiên cứu từng thử nghiệm nuôi cấy tế bào trong phòng thí nghiệm, thậm chí nuôi cấy các cơ quan phức tạp hơn như thận và tim. Nhưng họ cần một loại vật liệu nền có khả năng lưu trữ tế bào sống. Phương pháp phổ biến hiện nay là nuôi cấy tế bào trên khung có sẵn của bộ phận hiến tặng. Các nhà nghiên cứu thế tế bào của bệnh nhân vào khung protein của bộ phận hiến tặng. Do quá trình tương đối phức tạp, họ chỉ thành công với một vài bộ phận cơ thể đơn giản.
Phương pháp của Pelling là sử dụng cellulose trực tiếp từ táo đã qua xử lý. Khi nuôi cấy tai trên khung, các tế bào liên kết với nhau, phát tín hiệu đến nguồn cung cấp máu và trở thành một phần của cơ thể.
Các nhà nghiên cứu cũng đang tiến hành thí nghiệm tương tự với các loại rau khác như lê, măng tây và nấm nhằm nuôi cấy xương, dây thần kinh và da.
▪ Xuất tinh có máu, dấu hiệu bệnh gì? (24/06/2016)
▪ Chà Mi thanh lịch cùng xu hướng hot (24/06/2016)
▪ Tìm ra phương pháp mới có thể ngăn chặn khối u di căn (24/06/2016)
▪ Rước độc vào người vì "tẩm ướp" quần áo bằng nước xả vải (22/06/2016)
▪ Phụ nữ làm việc 60 tiếng/tuần tăng nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm (22/06/2016)
▪ Bác sĩ “vạch mặt” hóa chất cực độc trong kem tẩy trắng da (21/06/2016)
▪ Ngủ nhiều: nguyên nhân ẩn sau cảm giác buồn ngủ cả ngày (21/06/2016)
▪ Thai nhi có bị dị tật vì chữa viêm răng? (21/06/2016)
▪ Thiết bị lựa chọn tinh trùng: Hy vọng mới điều trị vô sinh (20/06/2016)
▪ Áo dài thắt eo cổ điển quyến rũ của Lê Thanh Phương (20/06/2016)