Phát biểu trong một cuộc họp báo công bố báo cáo nghiên cứu, học giả Teresa Hillier thuộc Trung tâm Nghiên cứu y tế Portland, Oregon và Honolulu, Hawaii cho biết khi lượng đường huyết của người mẹ tăng cao trong thai kỳ và tăng cân quá mức sẽ ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và liên quan đến nguy cơ béo phì của trẻ sơ sinh ở giai đoạn sau đó.
Bà Hillier nhấn mạnh lâu nay mọi người thường tin rằng mọi trẻ sơ sinh có cùng trọng lượng khi sinh sẽ có nguy cơ như nhau đối với bệnh béo phì ở giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã cho thấy một sự thật khác.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 24.000 bà mẹ và những đứa con của họ tại ba bang khác nhau ở Mỹ.
Tất cả những đứa trẻ đều có trọng lượng lúc sinh là 2,7-3,9 kg và những đứa trẻ này được theo dõi đến khi lên 10 tuổi.
Sau khi phân tích số liệu, các chuyên gia nhận thấy rằng nguy cơ mắc bệnh béo phì ở những trẻ có mẹ bị đái tháo đường khi mang thai là 30% và tỷ lệ này là 16% đối với trẻ có mẹ tăng trọng lượng tối thiểu 18kg trong thai kỳ.
Nghiên cứu khuyến cáo các thai phụ chỉ nên tăng từ 11,5-15,5kg trong thời gian mang thai.
▪ Thoa kem làm trắng nhưng da vẫn đen (18/05/2016)
▪ Mắc bệnh sùi mào gà vì quan hệ đồng giới (17/05/2016)
▪ Nhiều phụ nữ "đích thực" từng quan hệ đồng tính nữ (17/05/2016)
▪ Những loại rau, quả nên ăn để tránh kiệt sức trong mùa hè (16/05/2016)
▪ Phát hiện các bệnh do ngộ độc thực phẩm (16/05/2016)
▪ Ăn ít giúp cải thiện sức khỏe tình dục (14/05/2016)
▪ Ngâm rau sống với nước muối có hết được thuốc sâu? (14/05/2016)
▪ Đối phó với bệnh phụ khoa thường gặp mùa nóng (14/05/2016)
▪ Nắng kéo dài, tia UV đạt mức cực đỉnh - Những hệ lụy khôn lường với da (13/05/2016)
▪ Cách phòng ngừa bệnh sán lợn ở người (13/05/2016)