Theo thống kê từ Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) thì Zika đã xuất hiện ở 48 quốc gia trên thế giới. Đáng lo ngại hơn khi mà triệu chứng nhiễm bệnh khá mờ nhạt, có vẻ nhẹ nhưng lại dẫn tới các dị tật bẩm sinh như chứng đầu nhỏ hoặc Guillain-Barré (một hội chứng rối loạn miễn dịch có khả năng gây nên bại liệt toàn thân). Bởi các tác động nguy hiểm này mà hồi tháng 2 tổ chức y tế thế giới đã ra tuyên bố xem Zika như một mối đe dọa khẩn cấp tới tình hình sức khỏe toàn cầu. Hiện vẫn chưa có biện pháp phòng chống lẫn phương pháp điều trị hữu hiệu và tất cả những gì người ta có thể làm là tránh bị muỗi cắn.
Tác giả của nghiên cứu, giáo sư Dan Barouch tại Trung tâm nghiên cứu virus và vaccine thuộc Đại học Harvard cho biết Zika đã gây nên một dịch bệnh khiến các nhà nghiên cứu toàn cầu luôn đặt vấn đề phát triển vaccine lên vị trí hàng đầu. Vì vậy, ông cùng các đồng nghiệp đã thử sử dụng 2 cách để tạo nên vaccine chống lại virus. Loại đầu tiên là DNA vaccine, trong đó DNA của virus được tinh chỉnh để hệ miễn dịch có thể bảo vệ cơ thể (đây còn được gọi là loại vaccine của tương lai nhưng vẫn chưa được cấp phép áp dụng cho con người mặc dù đã có nhiều thử nghiệm trên động vật). Loại thức 2 là vaccine truyền thống, về cơ bản là tiêm một phiên bản không hoạt động của vaccine vào cơ thể.
Để thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã tiêm mỗi loại vaccine vào trong 5 con chuột, vài tuần sau đó đưa vào cơ thể những con chuột này một lượng virus còn sống với số lượng có kiểm soát. Vài ngày sau, trong máu những con chuột này có sự hiện diện của virus cho thấy chúng đã nhiễm bệnh. Tuy nhiên kết quả theo dõi suốt 2 tháng tiếp theo chứng tỏ vaccine đã hoạt động tốt, lũ chuột đã được bảo vệ chỉ với 1 liều vaccine duy nhất.
Mặc dù kết quả này là rất ấn tượng nhưng nó không đồng nghĩa với việc vaccine sẽ hoạt động hiệu quả đối với con người. Đồng thời thử nghiệm vẫn thực hiện trên một số lượng chuột còn hạn chế. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố mà các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được, thí dụ khả năng miễn dịch sẽ kéo dài bao lâu, liệu nó sẽ hoạt động và tương tác như thế nào đối với những con chuột đang mang thai (hoặc con người), hơn nữa là sẽ ra sao nếu người sau khi tiêm vaccine lại bị nhiễm một loại virus khác như sốt xuất huyết Dengue. Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục nghiên cứu những con chuột nói trên với hy vọng sẽ phần nào tìm được câu trả lời trước khi thử nghiệm ở những loài động vật khác lớn hơn.
Giáo sư Barouch khẳng định: "Chúng ta cần phải thật thận trong về những kết quả ngoại suy từ loài chuột đến con người. Tuy nhiên những biểu hiện hết sức lạc quan của 2 loại vaccine này là minh chứng mạnh mẽ cho sự phát triển của y học hiện nay và chúng ta có thể lạc quan rằng nhanh chóng sẽ có một loại vaccine an toàn, hiệu quả để chống lại virus Zika trên người." Sắp tới, họ sẽ tiếp tục thử nghiệm trên những loài động vật lớn hơn và nếu được phép, thử nghiệm lâm sàng trên người cũng có thể được tiến hành vào cuối năm nay.
▪ Cách phối trang phục để nổi bật khi xuống phố (28/06/2016)
▪ Biến hóa với váy bất đối xứng của HeraDG (28/06/2016)
▪ 9h sáng ngày 29/6 sẽ có 3.840 liều vắc xin dịch vụ 5 trong 1 đăng ký qua mạng (28/06/2016)
▪ Diện thời trang thập niên 70 sành điệu như sao Việt (27/06/2016)
▪ Thiết bị di động đo kiểm tinh trùng tại gia (27/06/2016)
▪ Thuốc viên nhai dạng gel mềm EZEEGAS bị đình chỉ lưu hành (27/06/2016)
▪ Nuôi cấy thành công tai người từ táo (24/06/2016)
▪ Xuất tinh có máu, dấu hiệu bệnh gì? (24/06/2016)
▪ Chà Mi thanh lịch cùng xu hướng hot (24/06/2016)
▪ Tìm ra phương pháp mới có thể ngăn chặn khối u di căn (24/06/2016)