Người mẫu quảng cáo cho một loại xe sang trọng ở Trung Quốc. |
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong vòng nhiều năm trở lại đây kéo theo số lượng lớn những nhà giàu mới nổi tìm cách vung tiền.
"Bạn có thể nhận thấy điều đó ở tất cả các cửa hàng thời trang tại Thượng Hải và Bắc Kinh", Angelica Cheung, Tổng biên tập tạp chí Vogue tại Trung Quốc, nói. "Ở đó, những người ăn mặc không có gu lắm bước vào với những valy đầy tiền và nói: 'Tôi muốn mua cái đó. Nó hiệu gì đấy, Italy à? Được, tôi sẽ mua'".
Theo một điều tra mới đây, Trung Quốc sẽ nhanh chóng vượt Mỹ để trở thành quốc gia tiêu thụ hàng hoá cao cấp lớn thứ hai trên thế giới. Nhật đang thống trị thị trường toàn cầu với lượng hàng hiệu bán ra hằng năm chiếm 41%. Tới năm 2015, Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 29% thị phần hàng xa xỉ trên thế giới. Tại thời điểm này, số lượng mỹ phẩm và quần áo cao cấp được bán ra ở nước này tăng 20% mỗi năm.
Giới nhà giàu thích mua đồ hiệu ở quốc gia đông dân nhất thế giới ngày một tăng. Yvonne Han, một trong hai người chủ của hàng loạt nhà hàng ở Thượng Hải, là một ví dụ. Cô khoác trên người quần áo của Prada hoặc Gucci, lái một chiếc BMW và sở hữu một căn nhà sang trọng tại trung tâm thành phố. Với mức lương 4.000 USD một tháng cùng lợi nhuận kinh doanh, cô có tới 5.000 USD để sắm hàng hiệu.
Han cho hay nhiều người bạn của cô muốn khoa trương sự giàu có của họ bằng vật chất. "Người châu Âu thường chi tiền vào du lịch và hưởng thụ cuộc sống. Ở Trung Quốc, người ta muốn khoe khoang bằng việc sở hữu đồ đắt giá", Han nói. "Bạn tôi mua hẳn một chiếc Porsche 911 mặc dù thực tế là nó chẳng có ích lợi gì ở đất Thượng Hải đông đúc này. Nó chỉ để chứng tỏ rằng cậu ta giàu có".
Trung Quốc ngày nay có tới nửa triệu các nhà triệu phú đôla và khoảng 30 triệu người có thể mua hàng hiệu. Rất nhiều người trong số họ không phải là khách hàng thường xuyên của các cửa hàng bán đồ xa xỉ nhưng vô khối người ước mong một cuộc sống như vậy.
"Nhiều công chức ở các thành phố tại quốc gia này muốn tạo ấn tượng tốt trước mắt mọi người và nâng vị thế xã hội của họ", Cheung, chủ bút tờ Vogue Trung Quốc, cho hay. "Vì thế, nhiều cô gái trẻ đã tiết kiệm 2-3 tháng lương chỉ để mua một chiếc túi xách hiệu Louis Vuiton. Phần lớn trong số họ là thư ký song sở hữu một chiếc túi như thế sẽ khiến người khác nghĩ rằng họ sinh ra trong một gia đình khá giả hoặc có một cậu bạn trai giàu có. Điều đó có thể khiến các cô bạn gái của họ ghen tị".
Người mẫu của Channel ở Trung Quốc. |
Khi thị trường Trung Quốc ngày một mở rộng và lớn mạnh, xây dựng thương hiệu trở nên vô cùng quan trọng. Gần đây, hãng Channel đã vung tiền tổ chức một bữa tiệc hoành tráng, khách mời là vô số ngôi sao điện ảnh, người mẫu và thương gia tiếng tăm ở Trung Quốc.
Họ còn tổ chức một buổi trình diễn các bộ sưu tập thu đông tại một sân bay quốc tế. Dù Channel chỉ mới có mặt ở thị trường Trung Quốc từ năm 2002, sản phẩm của họ giờ đây đã xuất hiện trên 23 thành phố của quốc gia này. Channel hy vọng tới năm 2008, họ có thể tung ra sản phẩm tại 40 thành phố Trung Quốc.
Tuy nhiên, các nhãn hiệu nổi tiếng ở đây phải đối mặt với hai vấn đề lớn: hàng giả và thuế nhập khẩu cao. Do đó, hàng hiệu ở đại lục đắt hơn ở Hong Kong 20% song những người như Yvonne Han luôn sẵn sàng rút ví trả cho những thứ đó.
H.N. (theo BBC)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (29/09/2005)
▪ Iran doạ làm giàu uranium (29/09/2005)
▪ Ba Lan: Tránh viễn cảnh "triều đại Kaczynski" (29/09/2005)
▪ ASEAN bàn biện pháp thúc đẩy tự do hoá (29/09/2005)
▪ Tổng thống Nga đối thoại với dân (29/09/2005)
▪ ASEAN bàn biện pháp giảm thuế (28/09/2005)
▪ Pháp mạnh tay với khủng bố (28/09/2005)
▪ Tuần hành quốc tế ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (28/09/2005)
▪ Ít hy vọng đạt thoả thuận dệt may Mỹ - Trung (28/09/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (28/09/2005)