Iran xem xét "củ cà rốt" của Mỹ Iran và Mỹ hôm 6.6 đã trải qua thời khắc đồng thuận hiếm hoi khi cả hai đều dùng những từ ngữ "tích cực" để nhận xét về nhau tại cuộc gặp ở Tehran - nơi Cao uỷ phụ trách đối ngoại Châu Âu Solana trao cho Tehran đề xuất cả gói của Hội đồng Bảo an LHQ nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran.
Hiện nội dung chi tiết của đề nghị cả gói do Anh, Pháp, Đức soạn thảo, được Mỹ, Nga, Trung Quốc ủng hộ, chưa được công bố chính thức, song theo một số nguồn tin, đề nghị này gồm các điều khoản cả về kinh tế lẫn chính trị, trong đó có cam kết của Mỹ trao cho Iran một số công nghệ hạt nhân, và sự giúp đỡ của Châu Âu để xây dựng lò phản ứng nước nhẹ tại Iran. Một số đề xuất khác bao gồm việc Mỹ cho phép Iran mua phụ tùng máy bay và ủng hộ nước này gia nhập WTO. Mỹ cũng đồng ý mở cửa cho Châu Âu bán máy bay Airbus mới cho Tehran. Nhà thương thuyết hàng đầu của Iran, Ali Larijani, nhận xét, lời đề nghị lần này là "bước tiến tích cực", nhưng vẫn cần thêm các cuộc đàm phán để làm rõ những vấn đề còn "mơ hồ và tối nghĩa". Bộ trưởng Ngoại giao Iran Manouchehr Mottaki hứa sẽ "nghiên cứu cẩn thận" đề xuất và sẽ thông báo cho các bạn bè về quan điểm của Iran. Ông không nói cụ thể thời hạn trả lời. Từ Laredo, Texas, Tổng thống Mỹ G.Bush cho biết phản ứng ban đầu của Iran "có vẻ là một bước tiến tích cực". Đại diện của Châu Âu - Cao uỷ Solana cũng nhận xét: "Cuộc thảo luận rất xây dựng" và hai bên sẽ có thêm các cuộc tiếp xúc trong những ngày tới. Một quan chức ngoại giao tại Vienna cho hay, ông Solana cũng mang theo thông điệp về các biện pháp trừng phạt nếu Iran từ chối đề xuất mới, nhưng ông đã không công bố vì muốn giữ bầu không khí "tích cực" này. Các nguồn tin cho biết, nếu không chấp thuận, Iran sẽ bị áp dụng lệnh cấm đi lại đối với các nhà lãnh đạo và quan chức chính phủ, phong toả tài khoản ở nước ngoài... "Tạm ngừng chứ không từ bỏ" Một nhà ngoại giao ở Vienna bình luận, sở dĩ đề xuất mới được phản ứng tích cực từ phía Iran, một phần là do nó không yêu cầu Iran phải từ bỏ chương trình làm giàu uranium của mình, mà chỉ tạm ngừng, có thể là trong thời gian dài. Hai sáng kiến ngoại giao trước đó của Châu Âu và Nga đã sụp đổ vì đều yêu cầu Iran phải loại bỏ hoàn toàn việc làm giàu uranium - một chương trình được coi là niềm tự hào của người dân Iran. Đề nghị mới nhất trên được đưa ra một tuần sau khi Washington thay đổi chiến thuật đối với vấn đề Iran, sau khi không nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế về việc áp dụng lệnh trừng phạt đối với nước Cộng hoà Hồi giáo này. Và để tìm kiếm sự nhượng bộ của Iran, chính quyền Bush cũng xuống thang và chấp thuận cung cấp công nghệ hạt nhân cho Tehran. Các nhà ngoại giao gọi động thái này là có ý nghĩa đặc biệt, bởi nó nới lỏng lệnh cấm vận kéo dài hàng thập kỷ qua khiến cho Iran gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ và thiết bị hạt nhân. |
▪ Nga đẩy mạnh chống tham nhũng (07/06/2006)
▪ UNESCO phát động cuộc thi sản phẩm thủ công (07/06/2006)
▪ Khủng bố đe doạ Anh, Mỹ, Canada (07/06/2006)
▪ Nữ hoàng Anh quan tâm tới sự phát triển của Việt Nam (07/06/2006)
▪ Hy Lạp: Tù nhân vượt ngục, giám đốc bị đình chỉ công tác (07/06/2006)
▪ Mỹ: Vùng cấm bay quanh Washington D.C lại bị xâm phạm (07/06/2006)
▪ Trung Quốc: Đánh bom tự sát tại đám cưới vợ cũ (07/06/2006)
▪ Phải trả lại giải thưởng vì bị tố cáo "đạo tranh" (07/06/2006)
▪ Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld (06/06/2006)
▪ Trung Quốc: Tai nạn máy bay, 40 người thiệt mạng (06/06/2006)