Thông điệp chung về trách nhiệm lương tri với các nạn nhân dioxin Lần đầu tiên, các nạn nhân dioxin từ những quốc gia đã từng tham chiến ở Việt Nam là New Zealand, Australia, Mỹ, Hàn Quốc, và nạn nhân dioxin từ Canada đã tập hợp tại Hà Nội ngày 28 và 29.3 trong một hội nghị quốc tế do Hội Nạn nhân da cam /dioxin Việt Nam (VAVA) tổ chức.
Ông Rick Giblett - cựu chiến binh Australia, kể lại những lần ông chứng kiến tận mắt việc phun chất diệt cỏ quanh khu vực ông đóng quân ở VN. "Năm 1971, mặc dù họ nói đã ngừng phun nhưng việc đó vẫn tiếp diễn" - ông nói. Bà Joan Duffy - nữ thiếu uý, y tá quân đội Mỹ, đã thấy đồng đội dùng thùng đựng chất da cam rỗng để đựng thực phẩm, làm lò nướng đồ ăn, đựng nước tắm rửa. Ông Kim Sung-Wook - đoàn nạn nhân Hàn Quốc, kể câu chuyện về các cựu binh nước ông: "Tại VN vào thời điểm đó, không hề có chỉ thị hay lưu ý riêng nào về chất da cam. Các chỉ huy cao cấp còn nói, khi phân tán trong không khí, nó có thể phòng muỗi đốt. Do vậy, binh sĩ cố gắng bôi chất đó vào người càng nhiều càng tốt để đuổi muỗi. Họ cũng lấy nước từ trên núi uống cùng với một ít thuốc khử trùng. Binh sĩ các nước hữu quan, kể cả Mỹ, không hề biết thực tế rằng có một lượng dioxin lớn tích tụ trong cơ thể họ khi chiến tranh đã kết thúc". Ông Mai Giảng Vũ - từng làm thư ký cho quân đội Hoa Kỳ ở kho đạn Long Bình, Biên Hoà, cho biết, ông chính là người từng hộ tống một sĩ quan Mỹ đi xịt thuốc khai quang ở Long An tháng 7.1968. Đầu năm 1970, ông tham gia 3 phi vụ rải chất diệt cỏ từ trực thăng xuống Lộc Ninh, Phước Long, Snoal (Campuchia). Ba người con của ông sinh sau thời gian này đã ốm dần và chết, chỉ có một người khoẻ mạnh.
Ơ Canada, theo ông Art Connoly - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chất da cam Canada: Trong 7 ngày của hai năm 1966 và 1967, được phép của Chính phủ Canada, quân đội Mỹ đã thử nghiệm chất da cam cùng với những chất làm rụng lá khác để xác định hiệu lực khi đem sử dụng tại Việt Nam. Việc thử nghiệm diễn ra tại căn cứ quân sự của Mỹ tại Gagetown Brunswick, Canada. Bộ Quốc phòng Canada nói rằng chỉ hai thùng chất da cam được rải trong điều kiện có kiểm soát. Nhưng Bộ Quốc phòng Canada không để lộ rằng, vào mùa hè năm 1966, quân đội cũng sử dụng chất đỏ tía: "So với chất da cam, chất đỏ tía chứa hơn ba lần liều gây chết thông thường của dioxin. Nó cũng chứa thạch tín." Đến năm 1965, chất trắng chứa một tác nhân độc hại khác gây ung thư cũng được sử dụng. Việc rải hoá chất này không chỉ ảnh hưởng đến các binh sĩ Anh, Scotland, Mỹ đóng tại Gagetown, mà còn đến vợ con họ, những dân thường Canada sống trong vùng, làm họ chết hoặc đau ốm do ung thư và nhiều loại bệnh khác. |
▪ Hàn Quốc: Lại xảy ra sự cố tại công viên Lotte World (28/03/2006)
▪ Thái tử Anh Charles cùng Vương phi Camilla tới New Delhi (28/03/2006)
▪ Đức: Bị thương vì tham gia diễn tập (28/03/2006)
▪ Che chở (28/03/2006)
▪ Pháp: Biểu tình để phản đối... biểu tình (28/03/2006)
▪ Ukraina: Cựu Thủ tướng Yanukovich trở lại chính trường? (28/03/2006)
▪ Triển lãm máy bay (28/03/2006)
▪ Moussaoui thú nhận "biết kế hoạch tấn công 11.9" (28/03/2006)
▪ Bangkok sẽ tê liệt vì một cuộc biểu tình mới (28/03/2006)
▪ Phó Tổng thống Mỹ không mong thành ngôi sao ca nhạc (27/03/2006)