GÓC NHÌN Tiền không làm nên chiến thắng Nguyễn Nguyên Hồi bắt đầu làm bóng đá chuyên nghiệp, nhiều người nhận xét có tiền là có tất cả. Để chứng minh cho "định lý" ấy, giới bóng đá đưa ra dẫn chứng Gỗ đổ tiền vào bóng đá lập tức lên hạng và vô địch hoặc Gạch mua cầu thủ nội làm lại nền tảng biến liền Long An từ đội trung bình yếu sang hàng đại gia. Cái "định lý" ấy được nhiều đội học. Như Bình Dương mua cả rừng "sao" về để làm cho ra trò và Thép - Cảng sẵn sàng biến sự mềm mại của đội Cảng thành một đội bóng rắn rỏi với khoản thưởng kếch xù cho mỗi trận thắng. Đồng tiền đi trước từng được xem là đồng tiền khôn, nhưng qua đến mùa giải chuyên nghiệp thứ 6 thì đồng tiền ấy đang được xem xét nhiều hơn về cách tiêu tiền. Bây giờ nhiều người vẫn hỏi Bình Dương tiêu tiền như thế nào mà tiền càng chi nhiều thì thành tích càng xuống sâu đáy bảng? Câu hỏi ấy từng được đặt ra với Gỗ và cả Gạch khi những đại gia này đang chật vật. Bình Dương không tiếc tiền nhưng việc xài tiền hiệu quả thì còn phải tính lại. Mua "sao" nhiều là một hiện tượng của bóng đá chuyên nghiệp nhưng kết hợp các sao làm một tập thể mạnh lại không thể là phần việc của những người làm kinh tế. Hoàng Anh Gia Lai lại đang khó khăn trong việc giải quyết cái gọi là thế mạnh của mình: Sự hoà hợp giữa nội và ngoại binh. Sau ba năm đá chuyên nghiệp, vấn đề mà bầu Đức từng rung đùi tự hào giờ lại là vấn đề khó. "Quyền lực" nơi các cầu thủ Thái giờ đang mất tác dụng và lớp cầu thủ nội đã bắt đầu có những dấu hỏi trong đầu. Riêng Gạch thì vô địch mùa 2005 nhưng nhất định không bỏ tiền làm mới đội vô địch. Điểm rơi sai là một thiệt thòi nhưng cái khổ lại nằm ở chỗ đồng tiền bỏ ra cho một cuộc cải cách làm mới theo đề nghị của giám đốc kỹ thuật lại hạn chế ở chỗ người chi tiền. Cái này thì Gạch với Bình Dương nằm ở hai cực khác nhau. Nhìn Bình Định và Đà Nẵng trên top đầu, ai cũng hỏi họ tiêu tiền như thế nào? Bình Định thì không mới về nội dung nhưng mới ở chiếc áo nhà tài trợ, còn Đà Nẵng vẫn sống nhờ bầu sữa nhà nước và sự quan tâm của tỉnh. Cái Đà Nẵng có chẳng đội nào có được, còn cái Bình Định có lại ở chỗ một hàng thủ không biết thua. Khác hẳn với cái cách tiêu tiền của LG.Hà Nội.ACB và Hoà Phát. LG Hà Nội có túi tiền của bầu Kiên (người làm ra tiền và biết săn chất xám) còn Hoà Phát lại là cả một "tập đoàn" đang học cách tiêu tiền từ bóng đá. Kế hoạch biến LG Hà Nội thành một Sông Lam 2 của bầu Kiên xem như đã gãy trong khi Hoà Phát lại tiền không thiếu, chỉ thiếu người biết làm bóng đá. Họ may mắn có thêm một Vương Tiến Dũng biết tận dụng những cầu thủ tưởng chừng bỏ đi như Phạm Như Thuần làm một trụ cột. Nói LG Hà Nội và Hoà Phát mạnh hơn Thể Công thời bao cấp thì ai cũng lắc đầu, nhưng nói họ hiệu quả hơn thì phải xét lại bởi con người cho hai đội bóng ấy đang cạn. Đấy lại thuộc về tính chất của đồng tiền khác. Đồng tiền cho từng mùa bóng mà mỗi giải lại thấy họ làm mới hơn nhờ cái cách "rửa" đội bóng. Cái cách ấy thì Đà Nẵng khác LG Hà Nội và Hoà Phát ở chỗ chủ chi nhưng lại cùng một cách chi. |
▪ Chúng ta lại tái ngộ! (31/01/2006)
▪ Khó khăn chờ "quỷ đỏ" tại Ewood Park (31/01/2006)
▪ Giá có mẹ bên mình (01/02/2006)
▪ Cựu cầu thủ Vũ Minh Hiếu kể chuyện... “đứng đường” (01/02/2006)
▪ Khi phóng viên thể thao “đi săn” tiêu cực (02/02/2006)
▪ Tuần tồi tệ của Wenger (02/02/2006)
▪ Các đội khẩn trương vào cuộc (02/02/2006)
▪ Chinh phục Doha, hướng đến Bắc Kinh (02/02/2006)
▪ Champions League: Kịch chiến Bayern - AC (21/02/2006)
▪ Vì sao các "đại gia" thất thế? (21/02/2006)