Đứng vững trên sàn diễn không đơn giản Quy chế hoạt động, tổ chức biểu diễn thời trang sau nhiều lần chỉnh sửa vẫn không tránh khỏi những sự cố "động trời" trên sàn diễn. Trong lần chỉnh sửa thứ 4 này, với 6 chương, 20 điều, quy chế đã có một số thay đổi nhằm tạo ra một hành lang pháp lý hiện đại, đưa thời trang Việt Nam lên tầm chuyên nghiệp. Khắt khe hơn đối với nhà thiết kế Thực ra, từ trước đến nay, các chương trình thời trang đều phải thông qua Hội đồng nghệ thuật xét duyệt, song vẫn có một số tiết mục bị "lọt sàng". Với qui chế mới này, các mẫu trang phục bị "soi xét" kỹ hơn. Ông Lê Nam, Trưởng phòng quản lý băng, đĩa sân khấu, ca nhạc và biểu diễn (Cục Nghệ thuật biểu diễn) cho biết, để tránh tình trạng trình diễn những mẫu trang phục kinh dị, lố lăng, Cục NTBD thành lập hội đồng duyệt mẫu trang phục. Tuy nhiên, thế nào là "thời trang kinh dị, không hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam" đang được giới trong nghề cân nhắc bởi không biết đâu là ranh giới giữa ấn tượng và kinh dị, giữa gợi cảm và phản cảm. Ðể đưa ra một định nghĩa cụ thể quả là điều không dễ dàng chút nào. Cũng theo ông Lê Nam, các nhà thiết kế nên điều chỉnh giới hạn sáng tạo của mình, sao cho tính sáng tạo ấy phải phù hợp với thẩm mỹ, văn hoá dân tộc, đừng để lọt ra những trang phục quá "lố". Nhưng họ lại cho rằng, nếu qui chế gò bó quá sẽ hạn chế tính sáng tạo của họ, khi muốn cho ra mắt những sản phẩm độc đáo, thể hiện cá tính mạnh lại nơm nớp lo không hợp thuần phong mỹ tục. Sự băn khoăn của nhà tạo mẫu là điều dễ hiểu nhưng mọi sự sáng tạo điều hướng đến công chúng. Vì thế những gì số đông công chúng thấy phản cảm thì đó là..."kinh dị". Qui chế không phải là "gọng kìm" xiết chặt để kìm hãm sự sáng tạo mà là công cụ giúp các nhà quản lý thực thi tốt hơn công việc của mình, bảo vệ thành quả lao động nghiêm túc của các nhà thiết kế thời trang. Người mẫu phải có bằng cấp Song hiện nay, chúng ta vẫn chưa có một trường lớp đào tạo người mẫu chính qui nào ngoài một số cơ sở đào tạo qui mô nhỏ, mang tính tự phát như ở Cung văn hoá lao động hữu nghị Việt Xô, Công ty Elite... Ðào tạo người mẫu là cách thức hữu hiệu nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp và giản thiểu những vấn đề làm buồn lòng dư luận trên sàn diễn thời trang trong thời gian qua. Ngoài ra, qui chế qui định rõ điều kiện tổ chức hoạt động trình diễn thời trang của các đơn vị, cá nhân như các nhà tạo mẫu, các tổ chức kinh tế, những cơ sở đào tạo... và việc cấp phép cho các buổi biểu diễn cũng được phân cấp cụ thể. Qui chế cũng điều chỉnh những hoạt động biểu diễn liên quan đến yếu tố nước ngoài, có các điều khoản qui định cho phép người mẫu nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn và ngược lại. Việc ban hành một văn bản pháp lý trong lĩnh vực này, dù muộn màng song là cần thiết. Nhưng một thực tế đặt ra là, đây là nghề có tuổi thọ ngắn, sự đào thải khắc nghiệt, sau khi học xong, liệu các người mẫu được đào tạo bài bản ấy có chỗ đứng ổn định, lâu bền không. Việc ký hợp đồng lao động dài hạn ở một công ty nào đó là điều rất khó bởi hầu hết các đơn vị hoạt động kinh doanh người mẫu thời trang đều sử dụng người mẫu theo mùa. Cánh cửa sàn diễn vẫn luôn luôn mở rộng nhưng đứng vững được trên sàn diễn quả là điều không đơn giản. (Theo KT&ĐT) |
▪ Thiết kế sang trọng của Derek Lam (06/01/2005)
▪ Chuyên gia Berta: ''Kevyn Aucoin đưa tôi vào nghề!'' (04/01/2005)
▪ 7 nguyên tắc mặc đẹp (06/01/2005)
▪ Heidi Klum và Seal - mối tình không ranh giới (06/01/2005)
▪ Đi chợ thời trang... giảm giá (04/01/2005)
▪ Săn người mẫu chuyên nghiệp (04/01/2005)
▪ Christian Lacroix: Cảm hứng mùa xuân (03/01/2005)
▪ Thời trang Việt Nam 2004 (01/01/2005)
▪ Người mẫu Sara 'OHare (01/01/2005)
▪ Giày sang trọng cho thương nhân (02/01/2005)