Dễ nhầm lẫn giữa nấm ảo với nấm độc
Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu, nhưng trào lưu thử nghiệm các chất thức thần trong giới trẻ hiện nay hết sức đáng báo động. Đặc biệt, do thiếu hiểu biết cùng tâm lý tò mò, nhiều thanh niên đã vô tư sử dụng nấm ảo giác (hay còn gọi là nấm ma thuật)-loại cây tưởng chừng như “hiền lành” nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Một số bạn trẻ còn cho rằng “nấm ma thuật” có nguồn gốc từ thực vật nên không gây nghiện như các loại ma túy, nó chỉ giống như thuốc lá, cần sa.
Khi được hỏi về nấm ảo giác, M.A một dân chơi chuyên đi “săn” (từ dân chơi chỉ việc tìm kiếm các loại nấm ảo) đã chia sẻ các trip (chuyến đi-trải nghiệm khi sử dụng các chất thức thần) của mình. Cậu cho hay, hiện tại nguồn nấm mà cánh dân chơi ở Hà Nội sử dụng đến từ 2 nguồn: một là tự “canh tác” (mua hạt giống về trồng), hai là “săn” trong tự nhiên.
![]() |
Nấm ảo giác được bày bán công khai-Ảnh: Bình Nguyên |
Bản thân M.A cũng hay về quê săn nấm, mang lên phố chia sẻ cùng bạn bè. Cậu thường tìm nấm ở những nơi ẩm ướt, trên chất thải của động vật hoặc các tảng gỗ mục, rơm rạ…
Tuy nhiên, M.A không quên cảnh báo, có một vài dân chơi nấm đã phải nhập viện vì săn phải nấm độc. Khi bố mẹ phát hiện, cánh dân chơi này thường ngụy biện là do ngộ độc thực phẩm. Vì rất ít vị phụ huynh biết đến “nấm ảo”, thú chơi nguy hiểm đang phổ biến của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Mới đây, một người bạn của M.A tên Trung (Hiệp Hòa-Bắc Giang) đua đòi đi tìm nấm, dù thiếu kinh nghiệm những cậu vẫn liều lĩnh đi “săn” một mình. Khi săn được một cây có màu sắc sặc sỡ và biến đổi màu, cứ ngỡ là nấm ảo giác nên Trung đã “ăn tươi”. Ngay lập tức, Trung có triệu chứng nôn mửa, may mà kịp vào bệnh viện rửa ruột. M.A nhấn mạnh, trong tự nhiên có nhiều loại nấm giống nhau vì vậy, nếu tự ý sử dụng nấm ảo giác sẽ rất dễ nhầm lẫn, nhẹ thì có các vấn đề tiêu hóa nặng thì tử vong.
M.A rùng mình nhớ lại “trip” mới đây của mình. Lần đó, cậu sử dụng nấm khô, vì hơi khó ăn nên cậu nhai nhuyễn cùng với một số loại hoa quả. Nấm vừa mới lọt qua cổ họng, cậu đã thấy buồn nôn kinh khủng. Kèm theo đó là triệu chứng mệt mỏi, rã rời chân tay. Thậm chí, cậu không đủ sức để mò dậy đi vệ sinh. Một lúc sau, cậu bắt đầu thấy các vật thể trước mắt mình méo mó và xuất hiện hàng đàn rắn dài bò trước mặt. Cậu bắt đầu mất đi nhận thức, thậm chí không nhận thức nổi mình là ai, chuyện gì đã xảy ra trong quá khứ.
Tăng liều dùng sau mỗi lần “trip”
Khác với chuyến trip của M.A, C bạn cậu lại có một trải nghiệm kinh khủng khác. C kể, ban đầu sau khi ăn phải nấm tươi, cậu cười khúc khích, lúc sau lại thấy chóng mặt và lú lẫn. Một lúc sau cậu thấy bồn chồn, cảm thấy ai đó đã nhập vào người mình điều khiển mọi thứ. Đột nhiên, cậu thấy một dị nhân trước mắt truy đuổi và tìm cách sát hại mình. Cậu cứ bò lên bò xuống 4 tầng cầu thang mà không biết mình đang làm gì, may lúc đó có mấy người bạn chơi cùng kéo cậu trở về thực tế chứ nếu chơi một mình không biết hậu quả sẽ đến mức nào.
Khi được hỏi về việc dùng nấm thường xuyên có gây nghiện hay không, M.A cho biết: Nghiện hay không thì em không trả lời được. Nhưng sau mỗi lần trải nghiệm để có cảm giác mạnh hơn, dân chơi bắt buộc phải tăng liều lượng lên. Ban đầu, em chỉ nhai 1,5g nấm khô nhưng bây giờ đã tăng lên 3g khô rồi. Các anh chị đi trước khuyến cáo, chỉ nên sử dụng một tháng một lần nhưng chơi lâu có cái gì đó thôi thúc nên em dùng đến 2 lần. Mà nghe nói tăng liều dùng đến một mức nào đó, rất dễ bị sốc nấm. Gần đây, khi dùng nấm xong em thấy vô cùng mệt mỏi, suy giảm sức lực của cơ bắp, mắt cứ díu lại.
M.A cho biết, đối với những bệnh nhân có tiền sử bệnh tâm thần hay thần kinh sử dụng nấm ảo giác thì xem như tự đẩy mình vào chỗ chết. Mới đây, một người bạn của cậu có triệu chứng tâm thần phân liệt, sau khi dùng nấm đã phải nhập viện nay lập tức. Không chỉ tạo ra ảo giác, khi sử dụng nấm ảo người chơi sẽ mất khả năng tự chủ vì vậy loại nấm này còn là “cái bẫy” bị sử dụng trong các cuộc thác chơi thác loạn bầy hoặc các mục đích phi pháp.
Nhiều nước ban hành lệnh cấm đối với nấm ảo giác
Trước mức độ nguy hiểm của nấm ảo giác, cơ quan phòng chống ma túy của nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Hà Lan… đã liệt loại ma túy mới này trong danh sách cấm. Pháp luật hiện hành của nước ta chưa có quy định cấm liên quan đến sử dụng hay tàng trữ, mua bán… loại nấm ảo giác này. Lợi dụng kẻ hở này, một bộ phận dân chơi đã mua hạt giống về tự “canh tác” để phục vụ các “trip” của mình.
Thực tế, trên thế giới đã có nhiều trường hợp tử vong do sử dụng nấm ảo giác. Theo nguồn tin từ tờ Telegraph, Simon Packham (Anh) - là giáo viên đã dùng mảnh chai vỡ liên tục đâm vào cổ mình, dẫn đến tử vong. Theo kết quả điều tra, người đàn ông 28 tuổi này đã thử khoảng 20 loại nấm ảo giác (hallucinogenic mushrooms).
![]() |
Simon Packham- Ảnh: Telegraph |
Cũng tại Anh, một nạn nhân tên là Robert McCracken (31 tuổi) đã tử vong khi nhảy từ căn hộ của mình sau khi sử dụng nấm ảo giác. Được biết, Robert và bạn gái đã mua 3 túi nấm ảo giác ở một cửa hàng tại trung tâm thành phố Manchester.
▪ Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu làm rõ phản ánh "nhân viên y tế cầm một xấp phong bì" (03/06/2016)
▪ Cảnh báo tình trạng thuốc y học cổ truyền có chứa corticoid (01/06/2016)
▪ Bộ Y tế lập trang web đường dây nóng y tế (01/06/2016)
▪ Tiêu hủy hơn 10 tấn sản phẩm nhiễm chì của URC (01/06/2016)
▪ Ăn rau lạ, cả nhà cười nói, la hét (30/05/2016)
▪ Tiếp tục giám sát ổ dịch viêm não do vi rút (30/05/2016)
▪ Xuất hiện dịch viêm não tại tỉnh Cao Bằng (28/05/2016)
▪ Mỹ phát hiện siêu khuẩn kháng mọi loại thuốc (28/05/2016)
▪ Thuốc Viên nang Celenobe-200 bị đình chỉ lưu hành và thu hồi (26/05/2016)
▪ Điều chế thành công thuốc chữa ung thư made in Việt Nam (26/05/2016)