Thứ nhất về dự phòng lạm dụng ma túy, cần áp dụng các biện pháp dự phòng ban đầu thực tế và hiệu quả để bảo vệ mọi người, đặc biệt là trẻ em và thanh tiếu niên khỏi việc bắt đầu sử dụng ma túy bằng cách cung cấp cho họ những thông tin chính xác về nguy cơ lạm dụng ma túy, bằng cách thúc đẩy phát triển kỹ năng và cơ hội để lựa chọn lối sống lành mạnh, tăng cường sự hỗ trợ của cha mẹ, tạo môi trường xã hội an toàn, và bằng cách đảm bảo tiếp cận bình đẳng với giáo dục và đào tạo nghề.
![]() |
Điều trị cho người nghiện tại Trung tâm. Ảnh internet |
Ngoài ra, áp dụng các biện pháp thực tế và hiệu quả để dự phòng sự tiến triển của các rối loạn sử dụng ma túy nghiêm trọng thông qua các biện pháp can thiệp sớm nhắm đến mục tiêu thích hợp cho những người có nguy cơ như vậy;
Tăng tính sẵn có, độ bao phủ và chất lượng của các phương pháp và công cụ dự phòng dựa trên bằng chứng khoa học, phù hợp với lứa tuổi và hướng đến nguy cơ ở các môi trường khác nhau, cả trong và ngoài trường học, thông qua các chương trình dự phòng lạm dụng ma túy và các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, sử dụng internet, mạng xã hội và các diễn đàn trực tuyến khác, xây dựng và thực hiện các chương trình dự phòng và can thiệp sớm trong hệ thống giáo dục tại tất cả các cấp, cũng như trong đào tạo nghề, tại nơi làm việc, và nâng cao khả năng của giáo viên và chuyên gia khi cung cấp dịch vụ tư vấn, dự phòng và chăm sóc;
Thúc đẩy sự thịnh vượng của xã hội thông qua việc xây dựng các chiến lược dự phòng hiệu quả dựa trên bằng chứng khoa học tập trung và tủy chỉnh theo nhu cầu của cá nhân, gia đình và cộng đồng như là một phần của chính sách ma túy quốc gia toàn diện và cân bằng trên cơ sở không phân biệt đối xử;
Nếu phù hợp và cần thiết, cần tăng sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, các nghị sỹ, nhà giáo dục, xã hội dân sự và cộng đồng nghiên cứu khoa học, các học giả, nhóm đích, các cá nhân đang trong giai đoạn phục hồi rối loạn sử dụng chất và nhóm đồng đẳng của họ, gia đình, những người phụ thuộc, cũng nhu Khu vực Tư vào sự phát triển của các chương trình dự phòng hướng đến nâng cao nhận thức xã hội về mức độ nguy hiểm và nguy cơ liên quan đến lạm dụng ma túy, và cần tăng cường sự tham gia của cha mẹ, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc, giáo viên, nhóm đồng đẳng, chuyên gia y tế, cộng đồng tôn giáo, lãnh đạo cộng đồng, nhân viên xã hội, hiệp hội thể thao, chuyên gia truyền thông, ngành công nghiệp giải trí…vào việc thực hiện;
Xem xét việc tăng cường hợp tác giữa cơ sở y tế công cộng, giáo dục và lực lượng hành pháp khi thực hiện các sáng kiến dự phòng;
Phát triển và cải thiện các cơ sở vui chơi giải trí và cung cấp cho trẻ em và thanh thiếu niên các hoạt động thể thao, văn hóa đều đặn nhằm khuyến khích lối sống lành mạnh, bao gồm cải thiện và phục hồi các không gian công cộng, thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm và các thực hành tốt trong lĩnh mực này để nâng cao hơn nữa các can thiệp dự phòng hiệu quả.
Đẩy mạnh và nâng cao việc thu thập có hệ thống các thông tin và bằng chứng, cũng nhu chia sẻ ở cấp quốc gia và quốc tế những dữ liệu đáng tin cậy và có thể so sánh về việc sử dụng ma túy và dịch tễ học, các yếu tố xã hội, kinh tế và các nguy cơ khác; thông qua Ủy ban về ma túy (CND) và Hội đồng Y tế thế giới, tăng cường việc áp dụng các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận như “Tiêu chuẩn quốc tế về dự phòng sử dụng ma túy”, và chia sẻ về các thực hành tốt nhất, xây dựng chiến lược và chương trình dự phòng sử dụng ma túy hiệu quả kết hợp với Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm, Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức khác có liên quan trong Liên Hợp Quốc;
Tiếp đến là điều trị rối loạn sử dụng chất, phục hồi chức năng, hồi phục và tái hòa nhập xã hội; dự phòng, điều trị, và chăm sóc HIV/AIDS, viêm gan siêu vi và các bệnh lây truyền qua đường máu khác.
Cần thừa nhận tình trạng lệ thuộc ma túy là một rối loạn y tế đa nhân tố, được phân loại dựa trên bản chất mãn tính và tái phát, có nguyên nhân và hậu quả xã hội, có thể dự phòng và điều trị thông qua các chương trình điều trị, chăm sóc và phục hồi hiệu quả dựa trên bằng chứng, như các chương trình dựa vào cộng đồng, và đẩy mạnh phục hồi chức năng, tái hòa nhập xã hội và phục hồi của những người có tình trạng lệ thuộc ma túy, bao gồm tái hòa nhập thị trường lao động và các dịch vụ hỗ trợ khác.
Khuyến khích sự tham gia tự nguyện của các cá nhân có rối loạn sử dụng chất vào chương trình điều trị, có sự đồng ý của bệnh nhân, phù hợp với luật pháp quốc gia, phát triển và thực hiện các chương trình và chiến dịch tiếp cận, có sự tham gia của những người sử dụng đã phục hồi, để chống sự lề hóa xã hội và thúc đẩy thái độ không kỳ thị, đồng thời khuyến khích người sử dụng ma túy tìm kiếm điều trị và chăm sóc, tạo điều kiện để họ tham gia điều trị và tăng cường năng lực;
Thúc đẩy và tăng cường hợp tác khu vưc và quốc tế trong phát triển và thực hiện các sáng kiến liên quan đến điều trị, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực, đảm đảm việc tiếp cận không phân biệt đối xử trong một loạt các can thiệp, bao gồm điều trị tâm lý xã hội, thay đổi hành vi và điều trị bằng thuốc hỗ trợ sao cho phù hợp với luật pháp quốc gia, đồng thời các chương trình phục hồi chức năng, tái hòa nhập xã hội và hỗ trợ phục hồi, bao gồm tiếp cận các dịch này trong tù và sau khi ra tù cần quan tâm đặc biệt đến nhu cầu đặc biệt của phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên;
Xây dựng và củng cố, khi thích hợp, năng lực của cán bộ y tế, nhân viên xã hội, lực lượng hành pháp và tư pháp nhằm phối hợp (trong phạm vi công việc của họ) để triển khai các ứng phó toàn diện, tích hợp và cân bằng đối với các trường lợp lạm dụng và rối loạn sử dụng chất tại tất cả các cấp chính quyền;
Thúc đẩy việc đưa dự phòng và xử trí sốc thuốc vào các chính sách ma túy quốc gia sao cho phù hợp với pháp luật quốc gia, đặc biệt là quá liều các chất dạng thuốc phiện, bao gồm việc sử dụng chất đối kháng thụ thể các chất dạng thuốc phiện như naloxone để giảm tỷ lệ tử vong do ma túy;
Thúc đẩy hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật với các quốc gia bị ảnh hưởng bởi việc trung chuyển ma túy trong việc xây dựng và triển khai các chính sách toàn diện và tích hợp nhằm giải quyết các ảnh hưởng của việc buôn bán ma túy trái phép đối với việc sử dụng ma túy đang gia tăng tại các nước này, bao gồm việc tăng cường các chương trình quốc gia hướng tới dự phòng, can thiệp sớm, điều trị, chăm sóc, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng;
Dựa trên luật pháp quốc gia và ba công ước quốc tế về kiểm soát ma túy, mời các cơ quan nhà nước liên quan để xem xét, các phương pháp và chương trình quốc gia về dự phòng, điều trị, chăm sóc, hồi phục, phục hồi chức năng và tái hòa nhập xã hội, trong bối cảnh các nỗ lực nhằm giảm cầu toàn diện và cân bằng, các phương pháp hiệu quả hướng đến giảm thiểu tác hại, hậu quả của việc sử dụng ma túy đến sức khỏe công cộng và xã hội, bao gồm các chương trình điều trị bằng thuốc phù hợp, các chương trình cung cấp dụng cụ tiêm chích, cũng như điều trị kháng virus và các can thiệp liên quan khác nhằm dự phòng lây truyền HIV, viêm gan siêu vi và các bệnh lây truyền qua đường máu khác liên quan đến việc sử dụng ma túy, đồng thời xem xét việc đảm bảo tiếp cận được các dịch vụ này bao gồm dịch vụ tiếp cận cộng đồng và điều trị, dịch vụ trong tù hoặc nơi giam giữ, và thúc đẩy việc áp dụng Hướng dẫn kỹ thuật cho các Quốc gia về Thiết lập Mục tiêu tiếp cận phổ cập dự phòng, điều trị, chăm sóc HIV cho người tiêm chích ma túy do WHO, UNODC và UNAIDS thực hiện;
Thúc đẩy và triển khai thực hiện các tiêu chuẩn về điều trị rối loạn sử dụng ma túy do Văn phòng Liên hợp quốc về Tội phạm và Ma túy và Tổ chức Y tế thế giới xây dựng và các tiêu chuẩn quốc tế khác liên quan khi cần thiết và phải dựa trên luật pháp quốc gia và các công ước quốc tế về kiểm soát ma túy, và cung cấp hướng dẫn, hỗ trợ và tập huấn cho cán bộ y tế về việc sử dụng chúng sao cho thích hợp, và xem xét xây dựng các tiêu chuẩn và công nhận dịch vụ ở cấp quốc gia để đảm bảo các hoạt động thực hiện phải được công nhận chất lượng và dựa trên bằng chứng khoa học.
Tăng cường sự tham gia có ý nghĩa và hỗ trợ, tập huấn cho các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức liên quan như y tế, các dịch vụ điều trị xã hội đảm bảo phù hợp với luật pháp quốc gia, và trong khuôn khổ tích hợp và phối hợp với chính sách ma túy quốc gia, khuyến khích các nỗ lực của xã hội dân sự và Khu vực tu trong việc phát triển mạng lưới hỗ trợdự phòng, điều trị, chăm sóc, phục hồi và tái hoài nhập xã hội một cách cân bằng và toàn diện;
Khuyến khích Văn phòng LHQ về Ma túy và Tội phạm và Hội đồng Kiếm soát ma túy Quốc tế tăng cường hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan LHQ liên quan trong khuôn khổ nhiệm vụ của họ để tăng cường các biện pháp về y tế và phúc lợi xã hội trong giải quyết vấn đề ma túy thế giới, bao gồm dự phòng, can thiệp sớm, điều trị, chăm sóc, phục hồi, và hòa nhập xã hội hiệu quả, cùng hợp tác với xã hội dân sự và cộng đồng nghiên cứu khoa học, và cập nhật cho Uỷ ban về ma túy kịp thời, thích hợp.
▪ Khi thiếu nữ "xả đá"... (06/06/2016)
▪ Bình đẳng giới ở Việt Nam (04/06/2016)
▪ ĐƯỜNG DÂY NÓNG HỖ TRỢ SỬ DỤNG PHẦN MỀM KÊ KHAI BHXH, BHYT, BHTN QUA MẠNG (03/06/2016)
▪ Hỗ trợ Việt Nam chống tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em (03/06/2016)
▪ Kéo dài thời gian thí điểm tín dụng đối với người nhiễm HIV, người sau cai nghiện (02/06/2016)
▪ Lời khuyên cho người nhiễm HIV khi tham gia BHYT (31/05/2016)
▪ Chuyên gia gỡ rối khi 'tuổi teen nhắn tin gợi dục' (30/05/2016)
▪ Giấu bệnh – mối nguy hiểm tiềm ẩn cho công tác phòng, chống HIV/AIDS (27/05/2016)
▪ Cảnh báo tình trạng bị lạm dụng tình dục và quan hệ tình dục trước hôn nhân (27/05/2016)
▪ Lần đầu tiên tìm ra cách cho thai nhi trực tiếp “uống thuốc” (25/05/2016)