![]() |
SV tìm hiểu cuộc thi "Cơ hội vàng cho tương lai". |
Nhà trường
Ở các sàn giao dịch việc làm, sự xuất hiện của các đơn vị đào tạo là rất ít. Tâm lý phó mặc sinh viên cho nhà tuyển dụng dường như là tâm lý chung. Và như vậy, nhà trường sẽ rất khó nhận được những phản hồi từ phía nhà tuyển dụng cũng như khó khăn mà sinh viên gặp phải khi phỏng vấn xin việc.
FVL của trường ĐH KTQD là một sự thay đổi trong tư duy khi nhà trường đã đứng ra làm cầu nối cho sinh viên và nhà tuyển dụng. Có đứng ra tổ chức, đơn vị đào tạo mới hiểu hết được tâm tư nguyện vọng của sinh viên cũng như nhà tuyển dụng. PGS,TS Nguyễn Thành Độ- Phó hiệu trưởng ĐH KTQD đã phát biểu: "Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực hưởng ứng với cuộc vận động nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không theo nhu cầu của xã hội".
Trong quá trình triển khai, nhà trường nắm bắt được khả năng của sinh viên và nhà tuyển dụng họ cần gì ở sinh viên của mình. Hiểu được điều đó có nghĩa là sẽ hiểu được mình sẽ phải có hướng đào tạo như thế nào để phù hợp nhu cầu xã hội.
Nhà tuyển dụng
Theo thông báo của BTC, FVL thu hút gần 60 doanh nghiệp (DN) tham gia tuyển dụng, với sự có mặt của rất nhiều Cty lớn như: Vinashin, SHB, Viettel, ACCA... Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên kinh tế (kể cả full time lẫn part time...). Và ngay cả khi bạn còn chưa tốt nghiệp vẫn có thể chính thức được nhận vào làm.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, trưởng phòng đào tạo Ngân hàng SHB cho biết: "Trong năm 2008, SHB có nhu cầu tuyển dụng đặc biệt lớn. Vì vậy, chúng tôi hi vọng qua FVL này sẽ tuyển được những sinh viên có năng lực. Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận cả những bạn chưa tốt nghiệp".
Mặt khác, đây cũng là cơ hội để các DN lớn thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài với nhà trường. Cụ thể ở chỗ, DN từ sau FVL có thể đặt hàng nhà trường những "đơn đặt hàng" hay cùng liên kết mở những khoá đào tạo có chất lượng cao. Chẳng hạn như Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA) đã có dự định liên kết với nhà trường trong việc mở các khoá học cấp chứng chỉ CAT. Đây là một chứng chỉ ACCA thu nhỏ-là cầu nối thực sự giữa chương trình đại học và thực hành chuyên môn tại công sở bởi, tính thực tiễn cao phù hợp với yêu cầu khắt khe của các nhà tuyển dụng.
Và sinh viên - ứng viên
Với sự tham gia của hàng nghìn sinh viên từ các trường ĐH, CĐ tại HN cùng với sự góp mặt của các đơn vị tài trợ, các DN trong lĩnh vực sản xuất, tài chính, ngân hàng và kiểm toán, FVL là một cơ hội tốt để sinh viên có thể gặp gỡ nhà tuyển dụng và hiểu được yêu cầu để hoàn thiện hơn kỹ năng của mình.
Một trong những "bức xúc" hiện nay của các DN, là kỹ năng thực hành của sinh viên còn yếu. Vì vậy khi những sinh viên năm cuối tham gia vào FVL, tiếp xúc, trò chuyện với DN, họ sẽ hiểu mình sẽ cần phải làm gì để lọt vào "mắt xanh" của nhà tuyển dụng. H.Anh, sinh viên năm cuối khoa Tài chính Ngân hàng hồ hởi nói: "FVL là cơ hội tốt cho sinh viên khi được tiếp cận với các DN. Ngay cả khi chưa tìm được công việc thích hợp thì mình cũng sẽ tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm phỏng vấn cũng như nhận biết được khả năng của mình".
Diễn ra trong vòng một tháng với rất nhiều hoạt đông, việc tổ chức FVL không phải là quá khó khi có sự tham gia nhiệt tình của cả nhà trường, nhà tuyển dụng và sinh viên. Vì rõ ràng cả ba bên này đều là những người hưởng lợi. Và chắc rằng sẽ còn nhiều FVL như thế này nữa trong tương lai.
▪ Những câu hỏi có thể “bẻ” lại (12/03/2008)
▪ Du học sinh Việt Nam: Hòa nhập để thành công (11/03/2008)
▪ Tạo cơ hội việc làm cho bản thân: Không bao giờ là quá sớm! (06/03/2008)
▪ Khi người yêu là... đồng nghiệp! (25/12/2007)
▪ Cân nhắc trước khi tìm việc (25/12/2007)
▪ Cách từ chối sếp (25/12/2007)
▪ Ứng xử của 'lính' mới (25/12/2007)
▪ 5 mẫu đồng nghiệp và cách ứng phó (25/12/2007)
▪ Có nên tìm kiếm thử thách mới (21/12/2007)
▪ 'Săn' ứng viên khi phỏng vấn (21/12/2007)