Nên có chính sách thu hút nhân tài trong lĩnh vực công nghệ cao
Các Website khác - 20/10/2008

Hôm 18/10, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Đa dạng sinh học và Luật Công nghệ cao.

Thảo luận về dự án Luật Công nghệ cao, đại biểu Võ Thị Phương Anh (Quảng Nam) cho biết, hiện nay vẫn chưa có chính sách thu hút nhân tài từ nước ngoài về.

Bên cạnh đó, phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt cần triển khai đồng bộ, áp dụng cơ chế đặc biệt để thu hút lực lượng trẻ xuất sắc được đào tạo trong và ngoài nuớc.

Cần phải có đầu tư trang bị cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo trong nước để đáp ứng được nhu cầu. Theo đại biểu này, trong giai đoạn đầu, Nhà nước cần có một quỹ đầu tư mạo hiểm quốc gia đi tiên phong trong hoạt động này mới có khả năng đẩy mạnh, tạo đột phá trong lĩnh vực công nghệ cao.

Đại biểu Trần Văn (Cà Mau) đề nghị Nhà nước cần đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực công nghệ cao, vì đây cũng là điều kiện cần thiết để phát triển đất nước nhanh và bền vững. “Trong kỷ nguyên mới, không có công nghệ cao thì không thể phát triển nhanh và bền vững được” - đại biểu Trần Văn khẳng định.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn), nói: “Ưu tiên phát triển công nghệ cao là chúng ta ưu tiên đầu vào hay ưu tiên đầu ra? Nếu dồn sức ưu tiên đầu vào, chúng ta sẽ bị tổn thất lớn về kinh tế. Nên ưu tiên đầu ra, nhà nước có thể mua giá cao các sản phẩm công nghệ cao, hỗ trợ các doanh nghiệp mua công nghệ cao”. Theo ông Thuyết, với đầu vào, phải xác định ưu tiên cái gì, đào tạo hay nhân lực.

Ở một khía cạnh khác, đại biểu Đặng Huyền Thái (Hà Nội) đề nghị loại bỏ các cơ chế “xin-cho” trong các dự án, đề tài nghiên cứu. “Không quen nhau, khó có thể xin được đề tài, vì thế chúng ta đã không khuyến khích được nhân tài”-Bà Thái nói.

Kiểm soát nuôi sinh sản loài quý hiếm

The Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đa dạng sinh học, nhiều đại biểu Quốc hội tán thành việc cho phép nuôi sinh sản loài trong danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, không nên cho phép nuôi sinh sản, nhằm tránh lợi dụng hoạt động này để buôn bán, giết thịt trái phép.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc nuôi sinh sản loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ không trái với công ước CITES mà Việt Nam tham gia.

Chưa tăng thuế để tiếp tục giảm giá xăng dầu

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh trả lời phỏng vấn của báo giới

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh đã cho biết như vậy bên lề Quốc hội, sáng qua (18/10). Bộ trưởng Tài chính nói, hiện nay khung nhập khẩu thuế xăng, dầu là 40%, nhưng Nhà nước mới áp cho xăng 5%, dầu hỏa là 10%, còn dầu ma dút, diezen vẫn 0%. Như vậy, Chính phủ vẫn đảm bảo ưu tiên lợi ích cho người dân và ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát, chứ không phải vì thu ngân sách. “Đồng thời, vì mục tiêu là đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, Bộ tài chính sẽ chưa tiếp tục tăng thuế nhập khẩu xăng dầu, trên cơ sở đó sẽ tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp phải hạ giá xuống nữa”- Ông Ninh cho biết. 

Hiện tại, hoạt động nuôi sinh sản các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đã mang lại giá trị kinh tế - xã hội nhất định, ngoài ra còn góp phần phục hồi một số loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, giảm bớt sức ép trong việc khai thác, săn bắt trong tự nhiên, tránh suy thoái nguồn gen. Tuy nhiên, cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động này.

Đại biểu Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) đề nghị nên quy định, đối với việc nuôi trồng các loài hoang dã nguy cấp, chỉ nên cho nuôi một số loài có hệ số sinh sản cao như trăn, rắn.

Nhưng với các loài như hổ, tê giác… có hệ số sinh sản thấp, không có giá trị kinh tế, không nên quy định nuôi sinh sản loại này, tránh bị lợi dụng.

Đại biểu Nguyễn Hữu Nhơn (Đồng Tháp) cho rằng, chỉ nên quy định cho phép sinh sống trong vùng đệm, bao quanh tiếp giáp khu bảo tồn, tránh cho các khu này bị xâm hại.

Một vấn đề được quan tâm, đó là cách quản lý, sử dụng sinh vật biến đổi gen. Theo GS. Nguyễn Lân Dũng (đại biểu tỉnh Đắc Lắc) chúng ta  còn đang lúng túng, mặc dù chúng ta đang nhập hàng trăm triệu USD ngô, đậu tương, đang trồng diện tích lớn bông biến đổi gen nhưng Dự thảo luật vẫn chưa cho phép việc ứng dụng cây trồng biến đổi gen.

Đại biểu Hà Thanh Toàn (Cần Thơ) đề nghị cần có quy định việc cho phép lưu hành sản phẩm biến đổi gen ở Việt Nam. 

Nguyễn Tuấn