Các hoạt động tuyên truyền triển khai đến các quận, huyện, xã, phường, thôn bản, khu phố. Bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến pháp luật như Luật Phòng, chống ma tuý; Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm; Luật Phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định liên quan đến những chế tài đối với người vi phạm và chính sách của Nhà nước giúp người nhiễm HIV, người sau cai nghiện, người bán dâm tạo dựng lại cuộc sống.
Công tác tuyên truyền còn nhấn mạnh những nội dung tác hại của dịch HIV/AIDS, tệ nạn ma tuý, mại dâm; các giải pháp phòng ngừa; những tấm gương vượt khó, cai nghiện thành công, tự tạo việc làm ổn định cuộc sống, những tấm gương của cá nhân, tập thể tích cực tham gia công tác phòng, chống tệ nạn xã hội (TNXH) để động viên, khuyến khích và nhân rộng.
![]() |
Phát tờ rơi tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội. Ảnh internet |
Các cơ quan thông tin, truyền thông từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức phát sóng, đăng tải trên hơn 190 nghìn lượt tin bài, phóng sự, phim, kịch; hơn 3,1 triệu cuốn bản tin, sách báo, hơn 823 nghìn cuốn tài liệu, cẩm nang, tập san được cấp phát; 245 hội thi liên quan đến vấn đề ma túy, mại dâm được tổ chức thu hút nhiều thí sinh tham gia….
Tại mỗi tỉnh, thành phố, tùy vào tình hình thực tế của từng cơ quan có những hoạt động tuyên truyền cụ thể, phát huy vai trò của các ban, ngành, đoàn thể trong việc nâng cao nhận thức của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc đấu tranh, phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
Thành phố Hà Nội, tại các cụm dân cư, thôn, làng người dân thực hiện “Tự phòng, tự quản, phòng, chống tệ nạn xã hội”, đồng thời, những gương điển hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được biểu dương. Tại các buổi họp dân phố người dân được thông tin tình hình hoạt động tội phạm và TNXH của địa phương từ đó vận động từng hộ gia đình, từng người dân giáo dục, quản lý con em trong gia đình không tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật...
Tỉnh Ninh Thuận, chuyên mục an ninh Ninh Thuận hàng năm xây dựng từ 6- 8 phóng sự truyền thông về các hoạt động chữa bệnh, cai nghiện, phục hồi tại Trung tâm- Giáo dục- Lao động xã hội và một số mô hình giúp đỡ người bán dâm, người nghiện ma túy, sau khi từ các trung tâm trở về được sự quản lý giáo dục, giúp đỡ của các đoàn thể, chính quyền địa phương đã thật sự hoàn lương hòa nhập cộng đồng; có gần 91 nghìn hộ gia đình đăng ký không có con em vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, 698 khu dân cư xây dựng hương ước, quy ước, 390 khu dân cư không phát sinh tội phạm.
Tỉnh Quảng Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam duy trì biên soạn và phát hành “Bản tin Mặt trận” định kỳ 2 tháng/số, dành chuyên trang tuyên truyền các mô hình “Tự quản, tự phòng, tự bảo vệ” về an ninh trật tự ở các địa phương; công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; thông tin tình hình ma túy trong và ngoài tỉnh, làm tài liệu để các Ban công tác mặt trận phổ biến đến nhân dân trong khi sinh hoạt ở khu dân cư. Hàng năm, Mặt trận cấp xã đã tổ chức để các khu dân cư, các hộ gia đình cam kết tham gia thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
▪ 440/480 xã, phường ở Nghệ An có người nhiễm HIV (01/11/2016)
▪ Công bố số điện thoại đường dây nóng xét nghiệm HIV miễn phí (31/10/2016)
▪ Dự án USAID SHIFT ‘nỗ lực’ hỗ trợ các mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS (29/10/2016)
▪ Nhiều hoạt động trong Tháng hành động vì bình đẳng giới (28/10/2016)
▪ Bắc Ninh: Hiệu quả tích cực từ nguồn hỗ trợ phòng chống, HIV/AIDS (28/10/2016)
▪ Phác đồ mới điều trị bệnh lậu (28/10/2016)
▪ 'Rối ruột' vì trường học nằm sát cơ sở điều trị cho người nghiện (28/10/2016)
▪ Đà Nẵng: Tích cực truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong sinh viên (26/10/2016)
▪ Bắc Giang: Tập trung tháo gỡ khó khăn trong quản lý và điều trị HIV/AIDS (25/10/2016)
▪ Long An: Chuyển giao các Dự án Hỗ trợ phòng, chống HIV/AIDS (24/10/2016)