David Craik của Đại học Queensland, và Marilyn Anderson của Đại học La Trobe tuyên bố rằng loại thuốc sinh học này sẽ ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả cao và có ít tác dụng phụ hơn các loại dược phẩm hiện có trên thị trường.
“Công việc của chúng tôi là tìm ra các peptide, đó là các mini – protein có trong thực vật và sau đó sắp xếp và điều chế lại chúng thành thuốc”. Craik chia sẻ trên ABC Radio.
“Chúng tôi đã điều chế ra một loại thuốc trị ung thư tuyến tiền liệt từ hạt hướng dương, mọi người sẽ không nhất thiết phải mang các viên thuốc theo người, thay vào đó, thuốc trị ung thư tuyến tiền liệt sẽ được áp dụng vào chế độ ăn uống của họ” ông nói. Craik còn cho biết loại thuốc sinh học này mang lại lợi ích lớn cho các nước đang phát triển.
Hiện nay, tuổi thọ trung bình tại Tanzania chỉ dưới 40 tuổi vì căn bệnh HIV/AIDS. Nói về vấn đề này, Craik cho biết “Không phải chúng ta không có thuốc điều trị cho các bệnh nhân nhiễm HIV ở Tanzania, vấn đề ở đây là việc vận chuyển thuốc đến đó gặp rất nhiều khó khăn”. Các nhà khoa học hy vọng sẽ tạo ra một loại thực vật có chứa kháng sinh chống HIV mà mọi người có thể dễ dàng trồng và phát triển trong các khu vườn hay nông trại.
Nếu thí nghiệm này thành công, nó có thể được coi là cuộc cách mạng trong điều trị HIV. Loại thuốc này không cần phải lưu trữ trong tủ lạnh, không cần tiêm vào cơ thể bệnh nhân, dễ dàng vận chuyển và ai cũng có thể phát triển vườn thuốc riêng cho mình.
Thử nghiệm trên người của loại thuốc sinh học này sẽ tiến hành trong vòng 10 năm, được bắt đầu từ các loại thuốc giảm đau và các các loại thuốc trị bệnh ung thư.
▪ Virus HIV giảm độc tính (02/12/2014)
▪ Đại dịch AIDS kết thúc đe doạ vào năm 2030 (20/11/2014)
▪ Dùng vi rút HIV chữa ung thư máu (14/11/2014)
▪ Giải mã bí mật về 2 người có khả năng vô hiệu hóa HIV (13/11/2014)
▪ Vì một cộng đồng an toàn, mạnh khỏe và không nhiễm mới HIV (12/09/2014)
▪ Dấu hiệu nhận biết nhiễm HIV/AIDS (18/11/2013)
▪ Ra mắt tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam (25/07/2013)
▪ Quyết định về ban hành hướng dẫn tải lượng HIV1 trong theo dõi đào tạo HIV1 (20/07/2013)
▪ Chúng ta sắp sửa có thể chặn được căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS (17/07/2013)
▪ Gói bảo hiểm bệnh hiểm nghèo: Đọc kỹ trước khi ký hợp đồng (03/01/2012)