Trên đây là câu chuyện của một bạn trong cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới và xu hướng tính dục thiểu số (LGBTIQ+), nằm trong chuyên mục “Kể Chuyện Cầu vồng” được chia sẻ liên tục nhằm chào đón IDAHOT 2017.
![]() |
Diễu hành ủng hộ cộng đồng LGBTIQ+. Ảnh Nhật Thy |
Ngày hội IDAHOT 2017 (International Day Against Homophobia, Transphobia, Biphobia) là ngày Quốc tế chống kì thị và phân biệt đối xử với người LGBTIQ+. Đây là sự kiện thường niên của Trung tâm ICSvà NextGEN Sài Gòn cùng tổ chức để lan toả thông điệp của ngày hội rộng rãi, nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về cộng đồng LGBTIQ+, đồng thời đẩy lùi nạn kì thị và phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới, thể hiện giới và xu hướng tính dục.
Ngày hội IDAHOT năm nay mang đến cho người tham dự những trải nghiệm, những cung bậc cảm xúc hoàn toàn khác biệt thông qua các câu chuyện về những định kiến, kì thị dựa trên cơ sở giới vẫn còn tồn tại trong chính cộng đồng LGBTIQ+ mà chúng ta không nhận ra hoặc tự chối bỏ chúng.
Như một bạn đồng tính nam chia sẻ: "Tôi là một người trong cộng đồng LGBT, tôi vẫn chưa úp mở tôi là gay cho gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh nhưng cũng không che mắt được một vài người làm chung. Có lần nữ quản đốc tâm sự với những cô chị làm chung bộ phận rằng không biết sao con trai của mình vẫn chưa có người yêu, không biết nó có “bị” gay không. Sau đó chị tổ trưởng nói to "Ôi, xã hội thời nay tụi gay nó đầy đường ra, trông mà phát khiếp, bê đê là bệnh, tụi nó là một lũ bệnh hoạn chị ơi! Con trai chị chẳng qua còn đi học, nó ngoan vậy không bị bệnh đâu chị khéo lo". Tôi đang làm cạnh bên nên nghe hết cuộc trò chuyện đó. Chị ta cố ý nói to vì biết tôi là gay. Đã rất nhiều lần tôi chứng kiến mọi người trong công ty bàn tán về gay, bê đê, con trai thích con trai, tôi chỉ biết im lặng nghe mà không bình luận gì cả. Tôi chỉ biết khóc và khóc ở những nơi vắng trong công ty và ở nhà khi nghe những lời thậm tệ về cộng đồng LGBT"
“Cấp 2 của mình là một thảm họa, nhận thức về giới tính còn kém nên mình có xu hướng sợ việc bị bạn bè "nhận dạng xu hướng tính dục" của mình. Bị đội Tuyển Teakwondo gọi là Pê-đê, bóng cái, ô-môi,... đỉnh điểm là khi học bơi bị bạn bè giựt balo, giấu quần áo, bị tụt quần trong nhà vệ sinh, làm bia tập đánh trong lớp võ và những trận đòn sau giờ học. Khoảng thời gian đó dừng lại khi mình có bạn vào năm lớp 9 và sau khi ra trường. Lên năm cấp 3, mình cảm thấy khác biệt rõ ràng với các bạn trong lớp. Tư tưởng sợ bị "bạo hành" của mình vẫn thế nhưng kì này đáng sợ hơn là họ dùng "lời lẽ" để kì thị mình”, một bạn đồng tính nam khác chia sẻ.
Ở trên là những câu chuyện tại thành phố, còn ở những vùng nông thôn thì sao?
“Câu chuyện này mình tận mắt chứng kiến. Ở vùng quê, khi các thông tin, kiến thức về LGBT còn thiếu thì gần như đa số người ta cho rằng người đồng tính, chuyển giới là một điều xấu hổ, trái tự nhiên. Chuyện là bạn nữ này dắt người yêu về nhà người họ hàng chơi, người đó cắt tóc ngắn. Bà già khoảng 60 mấy tuổi bất ngờ từ trong nhà đi ra và đánh bạn tóc ngắn túi bụi. Đánh và không nói lý do. Bà ta cứ đánh cứ chửi, may mắn là bạn kia đã chống cự và thoát ra được. Cả nhà chửi hai bạn, cho rằng cháu mình bị dụ dỗ và họ không chấp nhận chuyện hai người yêu nhau. Sự kỳ thị đã và đang diễn ra hàng ngày, đỉnh điểm là khi họ đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để làm cho người LGBT sợ, trở lại sống đúng như ý muốn của gia đình. Do đây là chuyện của nhà hàng xóm không thân thiết gì nên mình cũng không thể làm gì cả. Cuối cùng 2 người đó dắt nhau rời khỏi nhà, không biết cuộc sống của họ giờ ra sao, họ ở đâu, họ có còn bên nhau nữa không. Mỗi khi nhớ đến chuyện này mình thấy thật vô dụng khi không thể làm gì giúp người khác”, một bạn ủng hộ cộng đồng LGBTIQ+ nói.
Những câu chuyện kể trên chỉ là số nhỏ trong hàng ngàn câu chuyện về kỳ thị LGBT. Hy vọng rằng, qua những câu chuyện sẽ phần nào thể hiện được những góc nhìn, những trăn trở mà người LGBTIQ+ đang gặp phải trong cuộc sống này.
▪ Triển khai Tháng hành động phòng, chống ma tuý (22/05/2017)
▪ Viện phí mới cho người không có thẻ BHYT: Từ ngày 1.6 chưa áp dụng rộng rãi (16/05/2017)
▪ Vẫn chưa xử lý hình sự được hàng tấn lá Khat (16/05/2017)
▪ Tăng cường truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới (15/05/2017)
▪ Nỗi khổ của người mắc chứng bệnh tâm thần loạn dục (13/05/2017)
▪ Sẵn sàng thanh toán khám chữa bệnh qua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS (12/05/2017)
▪ Thanh Hóa: Nhiều khó khăn, thách thức trong điều trị, dự phòng HIV/AIDS (12/05/2017)
▪ Đào tạo nhân lực cai nghiện phục hồi: Còn nhiều khó khăn (11/05/2017)
▪ Biến chủ trương 'xã hội hóa' thành hành động thiết thực (09/05/2017)
▪ Ngang nhiên buôn bán hạt giống và dạy cách trồng cần sa trên mạng (08/05/2017)