Không thích bao cao su, không quan hệ tình dục an toàn
Các Website khác - 18/05/2006

Số người sử dụng bao cao su khá đông là hiện tượng tích cực được ghi nhận trong nhóm đối tượng nhiễm HIV dương tính có quan hệ tình dục khác giới đang được chăm sóc tại một bệnh xá nội trú của London.

Trong một nghiên cứu công bố trên ấn phẩm tháng 5 của tờ Bệnh truyền nhiễm qua quan hệ tình dục, các nhà nghiên cứu nhận thấy, có tới 73% số bệnh nhân HIV có quan hệ tình dục khác giới đã sử dụng bao cao su trong lần quan hệ cuối cùng. Lý do chính khiến các bệnh nhân này không dùng bao cao su là vì hoặc chính bản thân những người tham gia nghiên cứu không thích hoặc bạn tình của họ không thích.

Hiện tại, tỉ lệ lây nhiễm HIV tại Vương quốc Anh có liên quan tới quan hệ tình dục khác giới đang gia tăng. Tuy nhiên, rất ít người hiểu được tính nguy hiểm của hành vi tình dục chứa nguy cơ cao của những đối tượng có quan hệ tình dục khác giới trong khu vực này, ngay cả khi các chiến lược sức khoẻ tình dục và HIV của chính phủ luôn nhấn mạnh rằng, các dịch vụ về HIV sẽ giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong những đối tượng đã biết mình nhiễm bệnh.

Từ năm 2000 đến 2001, đã có tổng cộng 300 đối tượng có quan hệ tình dục khác giới phải vào điều trị tại bệnh xá Bloomsbury ở trung tâm London.

Tất cả những đối tượng tham gia điều trị tại đây đều được yêu cầu hoàn thành một bảng hỏi chi tiết về những hoạt động tình dục của họ trong năm qua.

Người ta cũng hỏi họ những thông tin cụ thể về nhân khẩu học cũng như các thông tin liên quan đến lượng virus và mật độ tế bào CD4.

Kết quả thu được là, số người chịu trả lời rất ít, chỉ có 142 người (47%) đã hoàn thành nghiêm túc bảng hỏi của mình. Trong số những người này, 100 người cho biết cụ thể về hoạt động tình dục của họ trong thời gian 12 tháng trước đó, kèm theo đó là các phân tích của chuyên gia nghiên cứu.

Có 73% số đối tượng cho biết đã dùng bao cao su trong lần quan hệ tình dục cuối cùng. Các nhà nghiên cứu không phát hiện thấy có mối liên hệ  nào giữa việc dùng bao cao su và giới tính, tuổi tác và lượng virus không dò tìm thấy.

Tuy nhiên, họ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện thấy, những bệnh nhân có mật độ tê sbaof CD4 thấp hơn 200 tế bào/mm3 đều có xu hướng ít sử dụng bao cao su trong lần quan hệ cuối cùng hơn là những người có mật độ tế bào CD4 cao hơn (độ chênh vào khoảng 0.047).

Dẫu thế nhưng các nhà nghiên cứu chưa đưa ra bất cứ sự lý giải nào về hiện tượng này.

Hai lý do thường gặp nhất mà người bệnh đưa ra để lý giải cho việc dùng bao cao su trong lần quan hệ tình dục cuối cùng là "Tôi không muốn lây nhiễm HIV sang bạn tình của mình" (39%) và "tôi không muốn người khác nhiễm phải bệnh STD của tôi" (32%).

Chỉ có 3 người đưa ra lý do vì sợ lây nhiễm lần hai nên họ đã dùng bao cao su.

Còn những lý do thường thấy nhất mà các bệnh nhân lý giải cho hành vi không sử dụng bao cao su trong lần quan hệ cuối cùng là "bạn tình của tôi không thích dùng bao cao su" (13%), "tôi không thích dùng bao cao su" (7%).

Nghiện thuốc phiện và chất uống có cồn không phải là nguyên nhân dẫn tới quan hệ tình dục không an toàn, đây chỉ là một trong những lý do giải thích mà một người đàn ông đưa ra để trả lời cho câu hỏi vì sao anh ta không dùng bao cao su trong lần quan hệ cuối cùng.

Đã có tổng cộng 86% số bệnh nhân tham gia nghiên cứu cho biết đã nói với bạn tình về việc mình bị nhiễm căn bệnh thế kỷ.

Trong số những người đã tiết lộ tình trạng bệnh tật thì việc biết được tình trạng lây nhiễm HIV của bạn tình cũng có liên quan chặt chẽ tới việc sử dụng bao cao su của họ (mức chênh là 0.03).

Chỉ có 56% đối tượng trong số 13 người không biết bạn tình của mình có nhiễm HIV hay không.

Báo cáo có đoạn viết: "Nghiên cứu của chúng tôi đã làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc trao đổi các hành vi tình dục với những bệnh nhân nhiễm HIV để giảm bớt sự lây nhiễm lần thứ hai cho người khác. Vấn đề cần thiết là phải tăng cường các nỗ lực để người bệnh dám nói về tình trạng bệnh của mình với người khác hơn nữa".

Các nhà nghiên cứu cũng hiểu được các hạn chế còn chưa giải quyết được trong nghiên cứu của mình, nhất là về việc có một số lớn người bệnh đã không chịu tham gia nghiên cứu.

Dương Kim Thoa theo http://www.aidsmap.com