Làm thế nào để phòng chống và điều trị bệnh HIV/AIDS?
Tổng hợp từ nhiều nguồn - 06/09/2021
Phòng chống bệnh HIV/AIDS như thế nào? Nếu chẳng may bị mắc bệnh thì phương pháp điều trị ra sao?

1. Phòng chống bệnh HIV/AIDS

Phòng lây qua đường tình dục

  • Thực hiện lối sống lành mạnh, 1 vợ 1 chồng, cả hai đều không nhiễm HIV, không quan hệ tình dục bừa bãi.
  • Nếu quan hệ tình dục với đối tượng chưa rõ có nhiễm HIV không thì nên thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ như sử dụng bao cao su.
  • Nếu có các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác như giang mai, lậu,.. thì nên điều trị sớm vì đây là tiền đề dễ dàng lây nhiễm HIV.

Phòng lây qua đường máu

  • Không tiêm chích ma túy.
  • Chỉ truyền/ nhận máu đã được cơ quan y tế kiểm tra.
  • Sử dụng bơm kim tiêm vô trùng, không sử dụng chung bơm kim tiêm.
  • Khi xăm trổ, châm cứu, phẩu thuật,.. phải tuyệt đối thực hiện việc khử trùng dụng cụ.
  • Trách tiếp xúc trực tiếp dịch của người bị nhiễm HIV.
  • Không dùng chung dụng cụ cá nhân với người bị nhiễm HIV như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bấm móng tay.
  • Phòng lây qua đường mẹ truyền sang con

    • Phụ nữ bị nhiễm HIV không nên mang thai, nếu đang có thai bị nhiễm HIV thì không nên sinh con.
    • Trường hợp muốn có con thì cần đến sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV sang cho con.
    • Sau khi sinh, nên dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.

    2. Phương pháp điều trị bệnh HIV:

    Nếu bạn có các dấu hiệu bị phơi nhiễm bệnh và chưa xét nghiệm HIV lần nào hoặc kết quả xét nghiệm HIV là âm tính:

    • Tiếp cận trước 72 giờ: Dùng thuốc chống phơi nhiễm PEP và xét nghiệm HIV đảm bảo chưa bị HIV trước đây. Sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng xét nghiệm theo dõi
    • Tiếp cận quá 72 giờ nhưng chưa tới 3 tháng, xét nghiệm HIV theo dõi và gặp bác sĩ trực tiếp để giải toả lo lắng.

    Nếu có dấu hiệu nêu trên và dương tính HIV uống ARV đúng phác đồ, xét nghiệm CD4, kháng thuốc, gặp bác sĩ khám theo dõi định kì.

    Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo pháp đồ của Bác sĩ cần thực hiện lối sống lành mạnh, vui tươi, dinh dưỡng và nghỉ ngơi điều độ.

    Hiện nay chưa có vaccine và thuốc điều trị bệnh đặc hiệu. Tuy nhiên bệnh được điều trị bằng thuốc kháng virus giúp làm chậm quá trình tiến triển và kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Có thể kéo dài tới 8 – 12 năm, thậm chí lâu hơn.

    [seasidetms_image shortcode_id=”aq8qer5grh” align=”center” animation_delay=”0″]8987|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/12/20170810105536-hiv-aids.jpg|full[/seasidetms_image]

     

    Nếu người mắc HIV được điều trị ngay và tuân thủ điều trị đạt mức ức chế thì hoàn toàn có thể sống như người bình thường, quan hệ tình dục hay sinh con cũng không lây bệnh.

    ARV là thuốc kháng virus có tác dụng ức chế sự sinh sôi và phát triển của HIV, giúp giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác. Do chưa có thuốc chữa HIV nên điều trị bằng ARV được coi như đặc hiệu, giúp cơ thể duy trì được tình trạng bình thường của hệ miễn dịch.

    Bộ Y tế khuyến cáo bệnh nhân nhiễm HIV nên bắt đầu điều trị ARV càng sớm càng tốt sau khi được chẩn đoán mắc bệnh. ARV giúp làm chậm sự tiến triển của HIV và duy trì sức khỏe bạn trong nhiều năm. Nếu chậm trễ trong việc điều trị, virus sẽ tiếp tục phá hủy hệ miễn dịch và tạo điều kiện mắc phải các bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm tính mạng.

    Khi điều trị ARV đều đặn, đúng phác đồ, không chỉ tránh lây nhiễm cho bạn tình mà còn giảm tỉ lệ lây bệnh từ mẹ sang con. Thông thường, nếu phụ nữ mang thai nhiễm HIV nhưng không được điều trị ARV, tỉ lệ nhiễm HIV từ mẹ sang con lên tới 30-40% nhưng khi được dùng thuốc và có các biện pháp dự phòng, tỉ lệ lây truyền chỉ còn dưới 2%.

    Virus HIV có thể tái hoạt động định kỳ và bắt đầu nhân lên khi có cơ hội. Do đó, liệu pháp dùng thuốc kháng virus phải điều trị trong suốt cuộc đời bệnh nhân.

    Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ để tránh trình trạng kháng thuốc ARV.

    *Lối sống và điều trị tại nhà

    Cùng với việc dùng thuốc, việc tự chăm sóc sức khỏe cách tích cực cũng rất quan trọng. Sau đây là những gợi ý giúp bạn khỏe mạnh lâu hơn:

  • Ăn thức ăn lành mạnh: Trái cây tươi và rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, và thịt nạc giúp bạn khỏe mạnh, cung cấp nhiều năng lượng và hỗ trợ hệ miễn dịch.
  • Tránh ăn thịt sống, trứng sống: Bệnh lây truyền qua thức ăn có thể trở nên đặc biệt trầm trọng ở những người nhiễm HIV. Hãy nấu thịt cho vừa chín tới. Tránh các sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng, trứng sống và hải sản sống như sò, sushi hoặc sashimi.
  • Tiêm phòng hợp lý: Đây là việc rất hiệu quả để ngăn ngừa những bệnh truyền nhiễm như viêm phổi và cúm. Hãy chú ý đảm bảo các loại vắc xin không chứa các loại virus sống vì điều này rất nguy hiểm cho hệ miễn dịch bị suy yếu.
  • Chăm sóc tốt các con vật nuôi: Một số động vật có thể mang các loại kí sinh trùng gây bệnh truyền nhiễm ở người nhiễm HIV. Phân mèo có thể gây bệnh do Toxoplasma, bò sát có thể mang mầm bệnh thương hàn, và các loài chim có thể mang nấm bệnh Cryptococcus hoặc Histoplasma. Hãy rửa tay kĩ sau khi ôm ấp vật nuôi hoặc dọn dẹp chất thải của chúng.

Xem thêm : HIV, Phòng chống HIV, AIDS