Thật khó chịu khi đi du lịch bạn bỏ quên hoặc làm rơi đồ của mình ở đâu đó. Ở thành phố nào trên thế giới mà khả năng nhận lại được thứ mà bạn bỏ quên hay đánh rơi là cao nhất? Tạp chí Reader’s Digest làm một cuộc thử nghiệm và thống kê trên 32 thành phố lớn ở khắp năm châu.
Ở mỗi thành phố 30 chiếc điện thoại di động được "để rơi“ ở những nơi công cộng đông người. Sau đó số máy của những chiếc điện thoại đó sẽ được gọi để xem người nhặt được có trả lời điện thoại và trả lại điện thoại hay không? Hoặc người nhặt được có gọi vào một trong các số có lưu ở trong điện thoại hay là tự bỏ vào túi của mình?
Và đây là kết quả của cuộc thử nghiệm sự "thật thà" của các thành phố được chọn:
Ljubljana, thủ đô của Slovenia, là thành phố được coi là thật thà nhất thế giới với 29 chiếc điện thoại di động được trả lại. Đứng vị trí á quân trong các "thành phố thật thà" là Toronto (Canada) với 28 chiếc được trả lại cho người mất. Vị trí thứ ba được trao cho thủ đô của Hàn Quốc, Seoul với 27 chiếc điện thoại di động lại trở về với chủ của chúng.
![]() |
Ljubljana, thủ đô của Slovenia |
|
Toronto (Canada) |
|
Thủ đô Seoul của Hàn Quốc |
Ở Stockholm có 26 người thật thà trả lại thứ mà họ nhặt được. Vị trí thứ 5 được trao cho Manila (Philippines), Mumbai (Ấn Độ) và New York (Mỹ) với 24 chiếc điện thoại mỗi nơi được trao trả lại cho người đánh mất.
Stockholm |
Manila (Philippines) |
Mumbai (Ấn Độ) |
Cũng khá thật thà là người dân ở Auckland (New Zealand), Budapest (Hungary), Helsinki (Phần Lan), Praha (Cộng hòa Czech), Warsaw (Ba Lan). Tất cả các thành phố trên chiếm vị trí thứ 8 với 23 chiếc điện thoại di động được trở về với chủ của chúng. Người dân ở Zagreb (Croatia) cũng khá thật thà (với 22 chiếc).
Còn ở những thành phố sau thì số điện thoại di động chui vào túi người nhặt được sẽ nhiều hơn. Ở Bangkok (Thái Lan), Paris (Pháp), Sao Paulo (Brazil), Berlin (Đức) mỗi nơi có chín chiếc điện thoại có "chủ“ mới.
Ở thành phố giàu có như Zürich (Thụy Sĩ) cũng chỉ có 20 chiếc điện thoại bị bỏ rơi trở về với chủ của chúng. Cùng đứng ở vị trí 18 như Zürich là các thành phố Milano (Ý) và Mexico City (Mexico).
Thật khó tưởng tượng là hai thành phố như London và Sydney lại có nhiều người không thật thà đến vậy. Ở cả hai thành phố này có đến 11 chiếc điện thoại sẽ vĩnh viễn xa rời chủ của nó.
Praha (Cộng hòa Czech) |
Mexico City (Mexico) |
|
Budapest (Hungary) |
Nhưng sự thật thà của những người nhặt được của rơi ở những thành phố sau còn tệ hơn. Madrid (Tây Ban Nha) với 12 chiếc, Matxcơva (Nga) 13 chiếc, kế đến là Buenos Aires (Argentina) và Singapore với 14 chiếc có ông/bà chủ mới.
Một nửa số điện thoại chui vào túi người nhặt được là ở Lisbon (Bồ Đào Nha). Nhiều hơn số đó (16 chiếc) là ở Amsterdam (Hà Lan) và Bucarest (Romania).
Ở hai thành phố Hong Kong và Kuala Lumpur bạn không nên mong gì nhiều lắm vào việc có thể nhận lại đồ rơi của mình. Tại đây chỉ có 13 chiếc điện thoại di động được quay trở về với chủ của chúng.
Trong tổng số 960 chiếc điện thoại "để rơi“ có 654 chiếc người nhặt được đã trả lại - số người thật thà chiếm 68%. Thế giới của thế kỷ thứ 21 cũng khá thật thà đấy chứ!
NAM HẢI (Theo Süddeutsche Zeitung)
▪ Mũi Dinh Cậu (30/06/2008)
▪ Thác Giang Điền (30/06/2008)
▪ Đi "bụi" đến tây Bangkok (28/06/2008)
▪ "Du" phải đi cùng "lịch" (28/06/2008)
▪ Ngắm sen hồ (27/06/2008)
▪ Du lịch Thái Lan và Brunei (27/06/2008)
▪ Khám phá Beng Mealea (26/06/2008)
▪ Du lịch Huế: Những điều trông thấy… (25/06/2008)
▪ Khai tử thương hiệu du lịch “Làng voi Nhơn Hòa” (25/06/2008)
▪ Cà Mau xanh (24/06/2008)