Nếu chấp nhận thực trạng dự án hiện nay sẽ dẫn đến đô thị chắp vá
Tổng diện tích đất đô thị toàn Hà Nội sau khi mở rộng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt là gần 145,8 nghìn ha (Trong đó Hà Nội (cũ) là 25 nghìn ha, Hà Tây (cũ) là 102 nghìn ha, 14 nghìn ha thuộc huyện Mê Linh và trên 4 nghìn ha thuộc 4 xã của tỉnh Hoà Bình trước đây). Với tốc độ đô thị hoá như hiện nay (trong đó Hà Nội cũ khoảng 70%, Hà Tây 13%) thì tỷ lệ đô thị hoá chung toàn thành phố sau khi mở rộng khoảng 40%.
Theo ý kiến của tổ công tác, với khoảng 145,8 nghìn ha đất đô thị thì từ nay tới năm 2030 sẽ rất khó đủ nguồn lực để thực hiện phủ kín toàn bộ diện đất đô thị này.
Ngay cả khu vực Hà Nội (cũ) cũng đã là một vấn đề không đơn giản. Mặc dù tốc độ đô thị hoá của Hà Nội (cũ) là khá cao (khoảng 70%) song qua quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô, số dự án đã và đang triển khai đầu tư xây dựng mới đạt khoảng 52% trong tổng số 25.000 ha diện tích đất đô thị.
Mặt khác, khu vực đô thị hoá chủ yếu nằm trong vùng phát triển nông nghiệp của Hà Tây (cũ). Và để chuyển khoảng 75% toàn bộ đất nông nghiệp Hà Tây sang phát triển đô thị trong khoảng 20 nữa là không có cơ sở.
Tổ công tác nhận định: Vì vậy, nếu chấp nhận các dự án như thực trạng hiện nay sẽ dẫn đến đô thị chắp vá, manh mún, khó khớp nối đồng bộ hạ tầng, không phù hợp với định hướng Quy hoạch vùng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đồng thời, việc giải quyết lao động việc làm cho người dân bị mất đất nông nghiệp trong vòng 20 năm nữa là khó có khả năng thực hiện. Việc xác định vùng nông nghiệp ổn định và vành đai xanh thành phố trong bối cảnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đang được nghiên cứu sẽ gặp khó khăn.
Một vấn đề nữa là theo số liệu thống kê, dân số đô thị được xác định trong quy hoạch hiện nay của Hà Nội là trên 6,8 triệu dân. Con số ấy là quá lớn so với Quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng phê duyệt (đến năm 2020 là 8,1 - 9,2 triệu dân và đến năm 2050 là 14,4 – 15,4 triệu dân). Như vậy, nếu tập trung lớn dân số vào Thủ đô sẽ dẫn đến mất cân đối về phân bố dân cư trong vùng thủ đô và phát triển mất ổn định, không bền vững.
Làm gì để phát triển Thủ đô?
Theo số liệu rà soát, trong số 501 đồ án quy hoạch và 376 dự án đầu tư được rà soát, có tới 2/3 các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư sử dụng đất nông nghiệp (đất trồng lúa nước 2 vụ) và 1/3 các đồ án, dự án đầu tư sử dụng đất nông nghiệp năng suất thấp, lâm nghiệp, mặt nước, sình lầy và đất chuyên dùng khác.
Như vậy, nếu chấp nhận chuyển đổi khoảng 75% quỹ đất nông nghiệp sang đất phát triển đô thị thì vấn đề đặt ra là nông nghiệp – nông dân – nông thôn theo Nghị quyết Trung ương 07/NQ-TW sẽ rất phức tạp.
Tổ công tác cho rằng, vùng đất đai nông nghiệp nằm trong lưu vực sông Tích – sông Đáy trước mắt dành cho phát triển nông nghiệp ổn định và quỹ đất dự trữ phát triển, hạn chế tối đa việc khai thác đất nông nghiệp phát triển đô thị cho khu vực này.
Đối với trục kinh tế Bắc Nam là cần thiết để xâu chuỗi các trung tâm thị trấn huyện lỵ phát triển với quy mô đô thị tối đa loại 4-5 làm hạt nhân để phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng cho các huyện đó có tuyến đường đi qua dành khu vực này làm khoảng đệm và vành đai xanh để ổn định nông nghiệp – nông dân – nông thôn theo Nghị quyết, đảm bảo cho phát triển bền vững của Thủ đô.
Khu vực đô thị hoá dọc trục đường 21A đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1997 song đến nay gần như chưa có dự án nào phát triển đô thị nào được triển khai (trừ Khu công nghệ cao Hoà Lạc và một số dự án nhỏ lẻ khác thuộc khu vực Sơn Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai). Đây là khu vực không thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, bởi vậy theo ý kiến tổ công tác, có thể xem xét triển khai các dự án BT (xây dựng, chuyển giao) để đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá cho chuỗi đô thị trên đường này.
Đối với trục Tây Thăng Long và trục Láng – Hoà Lạc, không khuyến khích phát triển dải đô thị bám theo hai trục này, chỉ nên phát triển theo cụm, khu vực, tránh phá vỡ mô hình tổ chức không gian vùng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Riêng vùng giới hạn thành phố trung tâm về phía Tây đến hành lang sông Đáy thì phát triển đúng hướng…
Theo Dan Tri
▪ Ngày 28/2 hạn chót hoàn trả khoản thuế cá nhân đã tạm thu (20/02/2009)
▪ Phát động chiến dịch tăng cường chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2009 tại miền Trung và Tây Nguyên: Quyết giành thắng lợi lớn (20/02/2009)
▪ Công viên Thống Nhất: “Bông hoa này là của chung” (20/02/2009)
▪ Bình Dương Cháy lớn thiêu rụi 10.000m2 nhà xưởng công ty Pulppy (20/02/2009)
▪ Vụ "xẻo" tiền Tết người nghèo tại TPHCM: Chính quyền nhận sai (20/02/2009)
▪ Chiến dịch chăm sóc SKSS-KHHGĐ tại phía Nam:Nhiều tỉnh, thành triển khai vượt chỉ tiêu được giao (20/02/2009)
▪ Sẽ tổng kiểm tra nước đá, nước uống đóng chai (20/02/2009)
▪ Lộn xộn trên tuyến phân làn xe kiểu mẫu (20/02/2009)
▪ Thêm một văn bản của Hà Nội bị phản bác là trái luật (20/02/2009)
▪ TPHCM không xây dựng chợ mới đến 2015 (20/02/2009)