![]() |
Tuyên truyền phổ biên pháp luật cho thanh thiếu niên. Ảnh Internet |
Kế hoạch với mục tiêu tổng quát là: Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, phát huy đầy đủ tinh thần tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong thanh, thiếu niên; đưa công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho thanh, thiếu niên phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm phát huy đầy đủ vai trò của thanh, thiếu niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời, đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2020 cơ bản đạt được các mục tiêu cụ thể.
Thứ nhất, phấn đấu 100% thanh niên là công chức, viên chức, người lao động; cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang được tuyên truyền, phổ biến về các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý, về quyền, nghĩa vụ công dân; chính sách, pháp luật về thanh, thiếu niên.
Thứ hai, đến năm 2020, có từ 60% đến 90% thanh niên, thiếu niên đặc thù (nông thôn, miền núi, khuyết tật, bạo lực gia đình, công nhân…) được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến quyền, nghĩa vụ và đời sống, công việc của từng đối tượng, từng địa bàn.
Thứ ba, phấn đấu từ 80% trở lên thanh, thiếu niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến quyền, nghĩa vụ và đời sống, công việc của từng đối tượng, từng địa bàn; phấn đấu từ 70% trở lên thanh niên lao động ở nước ngoài được thông tin, phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, đời sống, công việc.
Thứ tư, giảm từ 10 đến 20% số vi phạm pháp luật có liên quan đến thanh, thiếu niên.
Thứ năm, nâng cao năng lực, bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức pháp luật mới và nghiệp vụ PBGDPL cho người làm công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên, cán bộ Đoàn thực hiện PBGDPL.
Đề án đặt ra một số nhóm nhiệm vụ như: Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Đề án, đánh giá kết quả, khó khăn, vướng mắc, chia sẻ kinh nghiệm về công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên, tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết; triển khai thực hiện PBGDPL, tăng cường tiếp cận pháp luật cho thanh, thiếu niên; nghiên cứu, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan đến thanh, thiếu niên gắn với PBGDPL cho thanh, thiếu niên ngay trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật; nâng cao năng lực, kỹ năng PBGDPL, tiếp cận pháp luật cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; cán bộ quản lý, theo dõi công tác PBGDPL; cán bộ Đoàn, Hội, Đội; cán bộ quản lý nhà nước về thanh niên; thực hiện chỉ đạo điểm, nhân rộng các mô hình PBGDPL có hiệu quả cho thanh, thiếu niên…
Nhật Thy
▪ Phân biệt đối xử dẫn đến việc trì hoãn khám chữa bệnh (01/03/2018)
▪ Tết vui của những cháu nhỏ ở trại giam (01/03/2018)
▪ Khởi công và kêu gọi hiến tặng hiện vật Khu Trưng bày và Tuyên truyền tác hại ma túy (01/03/2018)
▪ Nỗi lo hàng 'đá' vượt biên (24/02/2018)
▪ Di lý 14 đối tượng trốn nã về quy án (31/01/2018)
▪ Đánh án ma túy ở thị trấn vùng biên (29/01/2018)
▪ Tâm huyết, trách nhiệm, không ngại khó (26/01/2018)
▪ 'Hối lộ tình dục là một dạng hối lộ phi vật chất' (25/01/2018)
▪ Câu trả lời của bị cáo buôn ma túy khiến Hội đồng xét xử bật cười (23/01/2018)
▪ "Hot girl", con nhà có địa vị, nhưng lại đi...môi giới và bán dâm (19/01/2018)