Thông tin trên được đưa ra trong báo cáo của Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội về kết quả giám sát "Việc thực hiện Luật phòng, chống virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Luật Phòng, chống ma túy và Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2016". Trước đó, Đoàn giám sát đã nghe báo cáo của 8 bộ, ngành có liên quan (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Y tế, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Bảo hiểm xã hội Việt Nam) và 9 địa phương (Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Khánh Hòa, Nghệ An, Lai Châu và Sơn La).
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn internet |
Từ 2011 đến 2016, đội kiểm tra liên ngành 178 của các tỉnh, thành phố đã truy quét, triệt phá 5.791 vụ, ổ nhóm hoạt động mại dâm với 23.231 người vi phạm, gồm 9.643 người bán dâm; 8.206 người mua dâm; 5.158 đối tượng chủ chứa, môi giới và 224 người bán dâm dưới 18 tuổi (tăng 1.572 vụ với 5.837 người vi phạm so với giai đoạn 2006-2010).
Viện Kiểm sát nhân dân các cấp thụ lý và kiểm sát điều tra 3.963 vụ/4.579 bị can, liên quan đến mại dâm (tội "Chứa mại dâm": 2.231 vụ/ 2.280 bị can; tội "Môi giới mại dâm": 1.679 vụ/2.227 bị can; tội "Mua dâm người chưa thành niên": 53 vụ/72 bị can).
Toà án nhân dân cấp sơ thẩm đã thụ lý 3.800 vụ với 5.004 bị cáo phạm các tội về mại dâm để xét xử theo thủ tục sơ thẩm (tăng 34 vụ, 325 bị cáo so với giai đoạn trước); đã xét xử 3.619 vụ với 4.692 bị cáo, đạt tỷ lệ 95,2% (vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra). Trong đó, có 2.662 bị cáo bị xét xử về tội "chứa mại dâm", 1.971 bị cáo bị xét xử về tội "môi giới mại dâm" và 59 bị cáo bị xét xử về tội "mua dâm người chưa thành niên"; 79 trường hợp phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Giai đoạn 2011-2016, công tác hỗ trợ giảm hại và hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm đã có những bước tiến rõ rệt và hiệu quả hơn. Đến nay đã có 356.169 lượt người bán dâm được hỗ trợ, trong đó có 335.261 lượt người bán dâm được hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe, cung cấp các dịch vụ về phòng, chống lây nhiễm HIV; 4.643 lượt người được tư vấn, trợ giúp pháp lý; 5.734 lượt người được hỗ trợ giáo dục, dạy nghề; 10.531 lượt người được tạo việc làm, vay vốn sản xuất kinh doanh với số tiền 7,630 tỷ đồng. Số đối tượng tham gia các câu lạc bộ đồng đẳng, các nhóm tự lực...là 5.508 người. Tại 50 tỉnh, thành phố đã có khoảng gần 1.400 xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình hỗ trợ dựa vào cộng đồng (bao gồm mô hình thí điểm và mô hình duy trì). Một số tỉnh đã xây dựng mô hình lồng ghép với các chương trình an sinh xã hội khác được đánh giá có hiệu quả.
Nhật Thy
▪ Điều trị chống tái nghiện ma túy bằng phương pháp tâm lý (02/11/2017)
▪ Cô y sĩ phòng chống 'ết' của buôn làng (31/10/2017)
▪ Kiện toàn cơ sở điều trị HIV/AIDS: Còn nhiều khó khăn (27/10/2017)
▪ Bi kịch và nỗi đau đằng sau mỗi bản án oan (26/10/2017)
▪ Thừa Thiên-Huế: Gian nan cai nghiện cho người nghiện ma túy (24/10/2017)
▪ Đề xuất mỗi năm có ba đợt tha tù trước thời hạn (23/10/2017)
▪ TPHCM: Bất an với nạn bạo hành, quấy rối tình dục trên xe buýt (19/10/2017)
▪ Triển khai mạnh mẽ công tác phòng, chống mua bán người (13/10/2017)
▪ Làm thế nào để quản lý học viên cai nghiện diện đặc biệt? (11/10/2017)
▪ Phức tạp nạn mua bán người tại Lào Cai (11/10/2017)