Phát hiện này có thể đưa đến khả năng chữa trị bệnh vô sinh, kéo dài khả năng sinh sản của phụ nữ
Đối với Neri Laufer, một chuyên gia ở ĐH Hadassah (Jerusalem), 18 phụ nữ sinh nở bình thường sau tuổi 45 tham gia nghiên cứu không chỉ là những “cái máy đẻ” mà còn là đầu mối cung cấp những thông tin mới về khả năng gây giống khác thường ở con người. Khi so sánh các mẩu di truyền của họ với những bà mẹ khác cùng độ tuổi nhưng không sinh con sau tuổi 30, ông đã phát hiện có sự khác biệt đáng kể trong gien 716. Gien này thường linh hoạt hơn ở phụ nữ làm mẹ sau tuổi 45, bao gồm khả năng tự chỉnh sửa các tổn thương trên ADN và đặc biệt là ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa của tế bào. “Điều này giúp vô hiệu hóa các tác hại của sự lão hóa, đặc biệt là lão hóa buồng trứng” - Laufer cho biết. Phát biểu tại hội nghị về phôi học và sinh sản vừa diễn ra ở Copenhagen (Đan Mạch), nhóm các nhà khoa học cộng sự của ông cho biết đang có kế hoạch nghiên cứu tiếp về các bí ẩn của sự trường thọ ở phụ nữ.
“Manh mối chính có thể là do khả năng sinh sản cao đã tạo nên sự khác biệt ở các đối tượng này” - ông nói. Những phụ nữ sinh nở bình thường sau tuổi 45 đều có trung bình 9 đứa con so với nhóm đối chứng chỉ có 2 con, nhưng Laufer cho rằng có một khả năng khác là do bản thân những bà mẹ sinh con muộn này đã tồn tại thiên hướng “mắn đẻ” ngay từ khi sinh ra, như tỉ lệ sẩy thai ở họ rất thấp so với bình thường và chính thiên hướng bẩm sinh này đã khiến họ có nhiều con.
Các kết quả sơ bộ từ một công trình nghiên cứu trên phụ nữ Ả Rập du cư cho thấy khả năng này thuộc yếu tố di truyền và bác sĩ có thể biết được bí ẩn của sự sinh sản khác thường này từ việc kiểm tra bộ gien. Từ đây, có một nhận thức mới về nguyên nhân vì sao các vấn đề về khả năng sinh sản đã giảm đáng kể trong nhiều năm, kéo theo nguy cơ các chứng bệnh liên quan đến việc mãn kinh sớm. Theo Laufer, về lâu về dài phát hiện này có thể đưa đến khả năng chữa trị nhằm kéo dài khả năng sinh sản của một người, đặc biệt là liệu pháp chỉnh sửa các thương tổn ADN ở hai buồng trứng trong các trường hợp vô sinh.
Mặc dù nhiều phụ nữ có thể vẫn còn khả năng sinh sản sau tuổi 45, nhưng “việc sinh con muộn như thế thường rất nguy hiểm” - Michael de Swiet ở Bệnh viện Nữ hoàng Charlotte (London, Anh) nói. “Nhiều trường hợp phụ nữ lớn tuổi thực sự khốn khổ khi phát hiện mình có thai muộn... và nguy cơ sinh khó cùng các biến chứng sức khỏe luôn gia tăng ở độ tuổi này, chẳng hạn tỉ lệ tử vong cao hơn 10 lần so với phụ nữ tuổi 20...”.
N.Hùng (Theo New Scientist và Scientific American)
▪ Chuyện nói thầm với quý ông (25/06/2005)
▪ Bệnh Peyronie làm dương vật cong vẹo (25/06/2005)
▪ Nam giới vô sinh gia tăng (23/06/2005)
▪ “Nhịn” một ngày giúp tinh trùng phát triển mạnh hơn (23/06/2005)
▪ Giả khoe, thật giấu... (23/06/2005)
▪ Nguyên nhân gây lãnh cảm (20/06/2005)
▪ Nhật Bản: Cảnh báo tình trạng quan hệ tình dục gia tăng ở lứa tuổi vị thành niên (21/06/2005)
▪ Gíao dục giới tính ở Trung Quốc: Hiểm hoạ do lơ là (19/06/2005)
▪ Bạn... (19/06/2005)
▪ Tình yêu của người đồng tính có gì khác? (18/06/2005)