Chuyện phẫu thuật chuyển đổi "anh" thành "chị" và ngược lại giờ đây không còn quá khó khăn đối với nền y học hiện đại. Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan đã có những trung tâm chuyển đổi giới tính nổi tiếng. Một số người Việt nam đã ra nước ngoài để thực hiện chuyển đổi. Họ là ai, tại sao lại muốn cưỡng lại ý trời, các bác sĩ có làm thay các "bà mụ" được không, xác hội nhìn nhận vấn đề này ra sao...
Bi kịch của những khao khát
Chuyển đổi giới tính là một chuyện động trời, bởi người ta quan niệm Chúa trời đã cho chúng ta thế nào phải chấp nhận thế, không được can thiệp. Tôn giáo cũng kịch liệt lên án chuyện chuyển đổi này. Nhiều nước pháp luật không cho phép chuyển đổi giới tính, trong đó có Việt Nam.
Anh T, sinh năm 1968 ở Mỹ Tho đã ròng rã 20 năm gõ cửa khắp nơi để mong muốn được giúp đỡ trở thành phụ nữ mà chưa được. Khi bước vào tuổi dậy thì, T nhận ra mình có một khao khát mãnh liệt là trở thành phụ nữ. Nhưng gia đình và mọi người cho rằng đây là ý nghĩ điên rồ của anh. Để tránh tai tiếng, gia đình anh đã chuyển về TP.HCM để sinh sống. Anh bắt đầu một cuộc sống giam mình trong bốn bức tường với nỗi cô đơn, mặc cảm. Đã có lúc anh nghĩ đến chuyện tự tử. Các bác sĩ thấy T quá kiên trì cũng thương, song pháp luật Việt Nam chưa có điều khoản nào quy định về chuyện chuyển đổi giới tính mà mới chỉ cho phép "sửa sang đôi chút" trục trặc của bộ phận sinh dục thôi, nên họ không dám giúp T.
Những người... tiên phong
|
Năm ngoái báo chí đã đưa tin trường hợp người chuyển đổi giới tính công khai đầu tiên của Việt Nam. Đó là anh Thái Tài, người dũng cảm bỏ 30.000 USD đi Thái Lan phẫu thuật chuyển đổi thành cô Thái Tài. Sau cuộc phẫu thuật, cô Thái Tài vẫn có cuộc sống bình thường, vẫn làm ăn kinh doanh phát đạt.
Hôm đến tham dự một buổi biểu diễn văn nghệ - thời trang của CLB dành cho những người ĐTLA đầu tiên ở Hà Nội, tôi đã được gặp một vài cô gái mà trước kia là nam giới. Họ là những ca sĩ, chuyên đi hát cho các phòng trà và các vũ trường. Tuy ăn mặc diêm dúa, áo váy hai dây, son phấn trang điểm, song nhìn họ vẫn còn dáng dấp của đàn ông. Nhìn cục yết hầu nơi cổ, làn da dày và thô, lớp lông chân chưa thể rụng hết, giọng hát trầm, khoẻ...tôi biết họ chưa trở thành phụ nữ hoàn toàn.
Một anh bạn đã chuyển đổi giới tính cho biết rằng chính hormon sinh dục nam hay nữ mới là yếu tố quyết định chúng ta là giới tính nào. Những dấu hiệu bên ngoài đã được thay đổi chưa phải là công việc đã hết. Vì vậy hàng ngày những người chuyển giới tính phải uống thuốc kích thích tăng trưởng hormon và việc này phải tiếp tục suốt đời, nếu họ không muốn bị 'lại giống", tức là trở nên nam không ra nam, nữ không ra nữ ngay. Tiếc rằng thứ thuốc đó hiện nay phải mua từ nước ngoài và giá cả không hể rẻ. Có lẽ vì vậy những người không có tiền không dám mơ đến chuyện này dù rồi đây pháp luật Việt Nam có cho phép họ phẫu thuật chuyển đổi giới tính.
|
Tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là sự nhìn nhận của xã hội đối với người chuyển đổi giới tính. Vừa qua các đại biêt Quốc hội, các nhà làm luật, các chuyên gia khoa học đã tranh luận về việc công nhận hay không quyền xác định lại giới tính và đã cho vấn đề này vào dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi. Cuối cùng, vấn đề nhạy cảm này đã được thông qua tại kỳ họp kỳ thứ 7, Quốc hội khoá 11. Tuy nhiên đây là điều khoản chỉ liên quan đến những người có giới tính mập mờ, chứ chưa đụng chạm đến những người chuyển giới và những người ĐTLA.
Hơn nữa, việc chuyển đổi một người đàn ông thành phụ nữ hay ngược lại liên quan đến một loạt giấy tờ như giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, số hộ khẩu... Ngay đến như Thái Tài cũng vẫn cứ sống thế, chứ cũng may Thái Tài làm nghề trang điểm và kinh doanh áo cưới - một nghề tự do chứ người làm ở cơ quan nhà nước, hay một nghề khác thì sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống sau khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính.
Thêm vào đó là sự không chấp nhận của gia đình và bạn bè. Một người chuyển đổi giới tính cho biết: Chỉ một số ít làm những nghề như ca hát, kinh doanh tự do... mới dám trụ lại ở Việt Nam sau khi thay đổi hình dạng. Còn những người khác, nếu có gan đi phẫu thuật chuyển đổi giới tính sẽ ra nước ngoài sinh sống. Điều cuối cùng chúng ta cần biết rằng, những người chuyển đổi giới tính có thể vẫn có khả năng yêu và có khả năng mang lại hạnh phúc cho người tình. Song họ không thể sinh con theo cách thông thường được.
Vậy đấy, khoa học hiện đại có thể khắc phục sự nhầm lẫn, dang dở của Tạo hoá phần nào, song cũng không thể làm thay "ông Trời" được.
(theo Khoa học và đời sống)
▪ Nên nhịn yêu trong những ngày 'đèn đỏ' (06/01/2006)
▪ Khi bé thấy bạn làm 'chuyện ấy' (06/01/2006)
▪ Con gái chủ động "nhấn Enter" (06/01/2006)
▪ Đàn bà khờ dại đáng yêu (04/01/2006)
▪ Dùng bao cao su thế nào cho đúng (03/01/2006)
▪ Tình dục và các phương pháp tránh thai: tính thời gian có an toàn? (01/01/2006)
▪ Giới hạn của thể xác (31/12/2005)
▪ Tình dục có cần thiết không? (30/12/2005)
▪ Chuyện người đàn ông muốn đẻ (28/12/2005)
▪ Thêm một phương pháp chữa vô sinh (26/12/2005)