Hà Nội (TTXVN) - Từ thành công ban đầu trong kỹ thuật trữ lạnh tinh trùng năm 1995 và sự kiện 3 em bé đầu tiên ra đời nhờ thụ tinh trong ống nghiệm năm 1998 tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (Thành phố Hồ Chí Minh), đến nay, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam đã có những bước tiến dài, khẳng định ngành y tế Việt Nam có khả năng vươn lên những tầm cao khoa học của thế giới. Trải qua thời gian, Bệnh viện Từ Dũ, Phụ Sản Quốc tế Sài Gòn và Hùng Vương, ba bệnh viện thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh, đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy để thực hiện mơ ước của các cặp vợ chồng hiếm muộn con cái không chỉ ở khu vực phía Nam, mà còn ở nhiều địa phương khác trong cả nước. Trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm của Bệnh viện Từ Dũ là trung tâm lớn nhất và được xem là có khả năng phát triển đặc biệt nhất về thụ tinh trong ống nghiệm của Đông Nam Á, là sự lựa chọn hàng đầu đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn. Kể từ khi Khoa hiếm muộn được thành lập hoàn chỉnh (năm 1999), bệnh viên đã thực hiện thành công trên 1.500 ca thụ tinh trong ống nghiệm, chiếm tỷ lệ 30%-35% (tỷ lệ này ở châu Âu và Mỹ khoảng 29%). Với phòng nuôi giữ trứng và lọc rửa tinh trùng (labo) hiện đại và ê kíp bác sĩ, kỹ thuật viên trẻ được đào tạo bài bản ở nước ngoài, bệnh viện đã nắm bắt kịp thời những kỹ thuật cao nhất, mới nhất của thế giới về thụ tinh trong ống nghiệm như kỹ thuật TESE (tiêm vào bào tương trứng tinh trùng lấy trực tiếp từ mẫu mô tinh hoàn sinh thiết), kỹ thuật thụ tinh từ trứng và tinh trùng trữ lạnh (đòi hỏi kỹ thuật cao, trên thế giới chỉ có khoảng hơn 100 em bé chào đời bằng phương pháp này). Tuy nhiên, việc bệnh viện thực hiện 1.800 ca/năm như hiện nay là đã quá công suất (so với ở Thái Lan là 600 ca/năm, Ôxtrâylia là 1.000 ca/năm). Hiện nay, ngoài những trường hợp đặc biệt (bệnh nhân lớn tuổi-tối đa là 45 tuổi, những ca thực hiện lần đầu không thành công, những người bị chi phối bởi việc các trị bệnh khác) có thể được điều trị ngay, những trường hợp còn lại phải chờ khoảng 6 tháng mới tới lượt. Sau 4 năm hoạt động, Bệnh viện đã khám bệnh cho khoảng 13.000 bệnh nhân hiếm muộn, điều trị cho gần 1.340 người. Tỷ lệ thành công khi thực hiện kỹ thuật IUI (bơm tinh trùng vào buồng trứng) là 20,57% và thực hiện kỹ thuật IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) là 31,45%. Tại Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn và Bệnh viện Hùng Vương, bệnh nhân hiếm muộn được chỉ định thực hiện hỗ trợ sinh sản sẽ được điều trị ngay. Ngoài giá thuốc trung bình cho một ca khoảng 20 triệu đồng, hiện chi phí điều trị một ca vô sinh ở Bệnh viện Từ Dũ thấp nhất là 8 triệu đồng, ở Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn là 15 triệu đồng và ở Bệnh viện Hùng Vương là 6 triệu đồng./.
Khoa Hiếm muộn của Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn, bệnh viện tư nhân đầu tiên trong cả nước được phép tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, mỗi tháng cũng tiếp nhận khoảng 900 bệnh nhân đến khám, trong đó 50% là bệnh nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, 30% ở phía Bắc và 20% là Việt kiều.
Ngoài 2 bệnh viện trên, Bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện phụ sản lớn thứ hai trong cả nước sau Bệnh viện Từ Dũ cũng là một địa chỉ được các cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến. Chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2004, Khoa hiếm muộn của Bệnh viện hiện tiếp nhận khoảng 400 bệnh nhân đến khám và điều trị mỗi tháng. Trong năm 2005, Bệnh viện sẽ trang bị thêm máy móc, phương tiện để thực hiện kỹ thuật ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương trứng).
▪ Tăng cường sinh lực cho ''chuyện ấy'' (24/12/2004)
▪ Nghệ thuật... sung sướng (22/12/2004)
▪ 'Chuyện ấy' ở tuổi 40 (27/12/2004)
▪ Cách nhận biết bệnh khó nói của quý ông (24/12/2004)
▪ Kích thước cơ thể quyết định sức hấp dẫn của chàng (23/12/2004)
▪ Tăng ''chất đàn ông'' bằng hoóc môn (21/12/2004)
▪ Nạo phá thai và những vướng mắc (21/12/2004)
▪ Hội chứng tiền kinh nguyệt (20/12/2004)
▪ Chửa ngoài tử cung - Những điều bạn gái cần biết (20/12/2004)
▪ Nàng khóc khi đạt cực khoái? (16/12/2004)