Những rắc rối với cô nàng nguyệt san
Các Website khác - 18/02/2009
Ăn ít để giữ phom dáng chuẩn, uống thuốc tránh thai hoặc quá stress với các kỳ thi liệu có ảnh hưởng đến nguyệt san của teengirl?


1. Em bắt đầu thành “thiếu nữ” từ năm ngoái, thế mà “biểu hiện thiếu nữ” đó của em cứ loạn xạ, có tháng xuất hiện đều, cũng có khi vài tháng sau mới thấy lại. Em có bị sao không? (Nguyễn Thu Hà, 16 tuổi)

Trả lời:

Bạn cứ nghĩ đã “đến ngày” của tháng này, nhưng chờ hoài lại không thấy thì cũng đừng hoảng lên nhé. Ở tuổi vị thành niên, chu kỳ của bạn gái có thể không “đúng lịch” hoặc không thường xuyên. Trên thực tế, phải mất tới 2 năm từ khi bạn gái bắt đầu thành “thiếu nữ” thì chu kỳ này mới đều đặn.

Cũng phải chú ý các nguyên nhân khác khiến bạn gái có nguyệt san không đều là: tập thể thao quá độ, sử dụng thuốc tránh thai có chưa chất kích thích tổng hợp hoặc do cơ thể bạn đang trải qua thời kỳ thay đổi hoóc môn mà thôi.

 

Tuy nhiên cũng phải nhắc các XX một điều là, dẫu chu kỳ nguyệt san không đều nhưng nếu có hành động XXX với bạn trai thì khả năng có em bé cũng rất có thể. Vì thế, chúng mình không nên bập bẹ thực hành XXX bạn nhé.

2. Mình 16 tuổi, mình được nhiều bạn cùng lớp khen có thân hình đẹp. Lý do vì ngày nào mình cũng chăm chỉ tập luyện thể thao sáng, tối. Bên cạnh đó, mình cũng ăn ít đi để giữ dáng. Nhưng tự nhiên hai tháng nay, mình không thấy chu kì nguyệt san xuất hiện nữa. Có phải do mình đã tập luyện quá nhiều không?(Lan Nhi, HP)

Trả lời:

Hầu hết các hoạt động thể thao ở các trường trung học đều đã khá vừa sức với chúng mình rồi, bạn chỉ cần chăm chỉ luyện tập thể dục vào 15 phút mỗi sáng là đã khá ổn. Tuy nhiên để giữ phom dáng của mình được chuẩn, bạn lại luyện tập ngày đêm và ăn uống quá kiêng khem nên có thể là nguyên nhân khiến cô nàng đèn đỏ của bạn không ghé thăm bạn 2 tháng nay đấy. Những biểu hiện dễ thấy là “chảy máu” ít hơn, thời gian ngắn hơn, không thường xuyên hoặc tự nhiên thấy “mất hút”. Đây chính là một cách cơ thể bạn giữ năng lượng sau những lần bạn hoạt động quá sức đấy.

Thường thì bạn sẽ thấy “cô nàng” này xuất hiện trở lại sau vài tháng “stop” hoặc khi bạn giảm tần suất tập luyện thể thao quá mức. Do đó, bạn không phải lo lắng quá khi bạn rơi vào trường hợp nguyệt san chỉ “ra mặt” vài lần một năm hay nhiều hơn một lần một tháng.

Tuy nhiên, nếu nguyệt san của bạn biến mất tới tận 6 tháng, thì phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có phương án khắc phục. Tình trạng này kéo dài trên một năm sẽ dẫn tới suy giảm tỷ trọng xương và làm tăng nguy cơ tress khi tập thể thao và nguy cơ loãng xương sau này.
 

3. Em cũng uống thuốc tránh thai hằng ngày để ngừa dính bầu khi XXX với bạn trai. Thế nhưng, tháng này em đã chậm kinh tới 10 ngày rùi. Có phải em đã có em bé không? (Vi Quyên)

Trả lời:

Ngoài tác dụng tránh thai, thuốc tránh thai còn được chỉ định để điều hòa chu kỳ của bạn gái nhưng nó cũng có thể là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt của XX biến mất, nhất là bạn sử dụng biện pháp tránh thai có liên quan tới hoóc môn giới tính như tiêm Depo-Provera, đặt vòng hoặc dùng thuốc uống.

Sẽ là không bình thường nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai mà lại bị thất lạc cô nàng “đèn đỏ”. Thực tế, ngay khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai và thuốc tránh thai hết tác dụng là bạn sẽ thấy chu kì trở lại bình thường. Vì vậy, có khả năng bạn đã sắp có em bé rồi đấy. Nếu lo lắng có em bé, bạn nên dùng que thử thai để thử kết quả chính xác nhất hoặc tới trung tâm y tế để khám nhé.

4. Em chưa từng XXX và chỉ chăm chút cho việc học. Em đang tập trung cao độ cho việc thi học kỳ sắp tới vậy mà giờ đây em lại phải lo lắng thêm việc ngày ấy của em vẫn chưa đến nữa. Nửa tháng nay, không biết tại sao kinh nguyệt lại trễ hẹn với em cơ chứ? (Hồng Nhung)

Trả lời:

Tuổi vị thành niên thường cũng có một chút căng thẳng do học tập và những chuyện tình cảm….Mức độ căng thẳng tăng lên sẽ có thể nguy hiểm tới sức khỏe của các bạn gái. Vì thế, rất có thể do bạn đã quá stress với áp lực kỳ thi học kỳ mà kinh nguyệt tháng này của bạn đã bị tự nhiên “tắt ngấm”.

Tốt hơn hết là bạn nên giải tỏa tâm lý thật thoải mái để cô nàng “đèn đỏ” lại trở về với bạn nha!
 

5. Mình không cưỡng lại nổi trước các món ăn, nhưng mình cũng đang tăng kí lô. Bạn bè khuyên mình ăn xong cố gắng nôn ra thì sẽ không bị tăng kí. Nhưng mình thấy mệt mỏi, mấy tháng nay lại mất kinh. Cho mình hỏi có mỗi liên hệ nào giữa hai việc này không?(Thu Huyền)

Trả lời:

Mỗi năm ở Mỹ có hàng triệu người bị ảnh hưởng từ sự rối loạn trong ăn uống, thậm chí là ảnh hưởng nghiêm trọng đấy bạn ạ. Hơn 90% số đó rơi vào các bạn gái mới trưởng thành và phụ nữ trẻ.

Khoảng 1% trong số các bạn gái mới lớn rơi vào trạng thái thiếu oxy – trạng thái nguy hiểm đến tính mạng. Khoảng 2-3% thuộc số những phụ nữ trẻ mắc chứng ăn uống vô độ và lại cố gắng nôn mửa hoặc dùng thuốc xổ để cho thức ăn ra ngoài, giúp mình không tăng cân.

Việc ăn uống “vô tội vạ” như trên của bạn có thể gây nguy hiểm cho cơ thể bởi nó có thể làm cho bạn “chết mòn” đi. Lúc này, những chức năng của cơ thể sẽ mất dần đi tác dụng và thậm chí làm chu kỳ nguyệt san biến mất nữa. Nếu bạn nghĩ bạn là người mắc chứng ăn uống vô độ, đừng ngần ngại gì mà không gặp bác sĩ để giải phóng cho mình khỏi mối nguy hại này, bạn nhé.

Theo Kenh 14