| ||
1. Hướng dẫn trẻ cách sử dụng các vật dụng quen thuộc trong nhà để trẻ biết tự xoay xở khi không có bạn bên cạnh. Nên viết hướng dẫn ra giấy rồi dán đâu đó để trẻ thường xuyên nhìn thấy và ghi nhớ dễ dàng. 2. Dạy trẻ cách sử dụng điện thoại, ghi lại lời nhắn khi có ai gọi đến. Đặt ra những tình huống giả định khẩn cấp để trẻ luyện tập cách nói chuyện qua điện thoại khi cần được giúp đỡ. 3. Lưu ý trẻ cẩn thận khi tiếp xúc với người lạ, ngay cả bạn bè cũng không nên mời vào nhà mà đợi cha mẹ trở về. 4. Nếu trẻ có anh, chị em, nên dặn dò trẻ không cãi vã nhỏ nhặt và gọi điện than phiền khi không cần thiết. Bạn cũng nên để ý lắng nghe nếu trẻ muốn chia sẻ những lo lắng hay phiền muộn. 5. Hãy nhớ rằng dù trẻ có khôn ngoan hay cư xử chững chạc thì cũng có khi mắc sai lầm. Hãy động viên trẻ thật nhiều và xem những sai sót như cách học hỏi thêm kinh nghiệm. 6. Cho con thấy bạn tin, sẵn sàng thưởng "hậu hĩnh" nếu con không sợ hãi và làm tốt việc được giao khi ở nhà một mình. Theo V.A Thanh niên |
▪ So le tuổi, so le ham muốn (26/05/2006)
▪ Ẩn số tình yêu (25/05/2006)
▪ Ma lực của phái đẹp (23/05/2006)
▪ Khi mẹ chồng nàng dâu xung đột tài chính (20/05/2006)
▪ Bé tò mò "chuyện riêng" của cha mẹ? (19/05/2006)
▪ Hiểu chàng qua làn môi (18/05/2006)
▪ Yêu hay chỉ ham muốn (16/05/2006)
▪ Trở ngại chức năng sinh dục nam (12/05/2006)
▪ Bạn đã biết cách bảo vệ ''của quý'' của mình chưa? (08/05/2006)
▪ Bí kíp về lòng tự trọng cho con trẻ (03/05/2006)