Nhất cự ly, nhì tốc độ “Cùng học chung một giảng đường, ngày nào cũng gặp mặt nhau, các hoạt động trong lớp đều có mặt hai đứa, mới đầu tớ chỉ quý và cảm phục bạn ấy vì tài năng, nhưng sau thấy mến nữa, rồi yêu từ lúc nào cũng không biết. Ngày nào lên lớp không thấy bạn ấy thì buồn lắm” - Thùy Linh (ĐH Lao động và thương binh xã hội) bật mí về chuyện tình của mình. Việc học cùng giảng đường là điều kiện “cần” để tình yêu thời áo trắng nảy nở. Hà - K47, Đông Phương, ĐHKHXH&NV tâm sự: Vì học cùng lớp, nên hắn hay lên ngồi chỗ mình, hỏi han về gia đình, chỗ ở. Mình có khó khăn gì hắn cũng biết và giúp đỡ rất nhiệt tình. Dần dần mình thấy mến, 14-2 vừa rồi hắn tặng quà và mình sẵn sàng đón nhận”. Rõ ràng là học cùng một lớp có nhiều thuận lợi trong việc nắm bắt được điểm yếu cũng như chia sẻ kịp thời những niềm vui, nỗi buồn của đối tượng, và đó cũng là chất xúc tác để “lửa” có thể “bén rơm” khi để lâu ngày... Khi giảng đường thành nơi hò hẹn Sinh viên thiếu thốn về mặt thời gian, khó khăn về phương tiện đi lại và nghèo nàn về không gian riêng. Vì thế không ít bạn trẻ đã nhờ đến giảng đường để có thể khắc phục những bất lợi trên. Yêu cùng lớp sẽ tiết kiệm hơn về thời gian. Quả thật vậy, trong khi những cặp yêu khác trường chỉ có thể tranh thủ gặp nhau vào những ngày nghỉ thì họ (những người yêu cùng giảng đường) thường xuyên được gặp mặt nhau. Và cũng như vậy, giảng đường bỗng trở thành “nơi hò hẹn” lí tưởng. Thay vì việc hai người phải “thiết kế” được một chiếc xe để lòng vòng đâu đó thì chỉ cần với một góc sân mát mẻ hoặc đưa nhau lên căng-tin, họ đã có một không gian vừa vui vẻ lại… vừa rẻ. Ngoài ra, họ còn biến những chuyến đi thực tế hoặc đi chơi với lớp thành những cuộc “du hí” cho cả hai. Các “quan sát viên” của K48 - báo chí ĐHKHXH&NV đã từng xuýt xoa ao ước có người yêu ở bên khi thấy Minh Anh và cô bạn lớp trưởng dắt tay nhau đi dạo trong khung cảnh vô cùng lãng mạn của chuyến đi thực tế tại Tam Đảo. Những bức ảnh họ chụp chung với lớp đồng thời cũng là những kỉ niệm khó quên của cả hai… Rồi vào dịp Noel, 14-2, 8-3, họ nắm bắt thời cơ để thể hiện tình yêu của mình. “Thần dân” lớp Báo đã từng sụt sùi khi nghe họ hát “Xe đạp ơi” rất mực tình cảm trong buổi lễ 8-3. Và Thùy Linh cũng đã vô cùng cảm động khi Kiệm - bạn trai của mình ôm bó hoa hồng đỏ thắm lên tặng trong tiếng vỗ tay như mưa rào của các bạn trong lớp vào ngày Valentin. Đẹp lên trong mắt nhau Để chiếm được cảm tình của cô bạn lớp trưởng khéo léo và tài năng, Minh Anh đã phải cố gắng sửa chữa những khuyết điểm cũng như bộc lộ hết những ưu điểm của mình trên giảng đường. “Tớ rất nóng tính, biết như thế là mất điểm nên mỗi lần bực dọc, tớ lại nghĩ đến cô ấy, và cố ghìm cái nóng nảy của mình lại. Dần rồi thành thói quen và tính xấu ấy tớ đã hạn chế được đến mức tối đa”. Tình yêu không chỉ bó hẹp trong phạm vi hai người, vì vậy việc ứng xử với những người xung quanh, mà ở đây cụ thể là với những bạn bè cùng lớp cũng góp một phần quan trọng để tình yêu của họ được ủng hộ và bền vững. Kiệm, bạn trai của Thùy Linh tâm sự: “Mình hơi rụt rè, Linh lại sôi nổi. Mới đầu có nhiều bạn trong lớp bảo là không hợp. Mình đã cố gắng hòa đồng với mọi người, tự tin hơn, vui vẻ hơn, để Linh không phải thất vọng mà. Bây giờ thì ai cũng ủng hộ mình”. Không chỉ riêng Minh Anh, Kiệm, mà rất nhiều những “boy” khác cũng đã dần đẹp lên không chỉ trong mắt “đối tượng” mà còn trong lòng của những “bình luận viên” trong lớp. Theo Tiền Phong |
▪ Nếu tôi biết rằng… (12/08/2005)
▪ Hồ Ngọc Hà: Yêu đến cùng (11/08/2005)
▪ Chiếc lồng xi măng và những cuộc tình hợp đồng (09/08/2005)
▪ Chùm ảnh: Yêu nhau trong... công viên (08/08/2005)
▪ 7 diễn giải hay về tình yêu (06/08/2005)
▪ 3 dấu hiệu nguy hiểm của tình yêu (05/08/2005)
▪ Khi chàng thay lòng (04/08/2005)
▪ Lý Á Bằng: Hôn nhân có hạnh phúc? (03/08/2005)
▪ Em yêu anh - phẩy (03/08/2005)
▪ Điện thoại di động - nơi tình yêu bắt đầu (31/07/2005)