![]() |
Nghe bạn tôi kể, gần nhà có cô bé đang ở độ tuổi thanh niên mà sống rất khép mình, ngoài một vài người cô quý mến còn hầu như cô không thích tiếp xúc với ai. "Co mình vào trong một cái vỏ ốc" là nhận xét của cô bạn tôi khi nói về cô bé hàng xóm của mình. |
Đừng cô lập con bạn khỏi thế giới xung quanh. Một vài lần đến chơi, khó khăn lắm cô bé mới kể chuyện và nói lên những suy nghĩ của mình. Tâm sự với tôi, Lam cô bé mới 17 tuổi nói với cái giọng già hơn tuổi của nó "Em thấy buồn và cô đơn lắm, cô đơn ngay chính gia đình nhà mình. Cả ngày em chỉ biết làm bạn với cái máy tính. Cũng chẳng ai cần biết là em đang học, đang chơi hay vào các trang web xấu nữa...". Qua tìm hiểu, bố cô bé là một người mẫu mực, có địa vị và được mọi người kính nể. Mẹ cô bé thì luôn bận bịu với những công việc không đầu, không cuối trong nhà. Có nhiều việc em muốn nói chuyện hay tâm sự với mẹ nhưng lúc nào mẹ cũng bận! Lâu dần em sống như cái bóng trong nhà. Cô bé nói tiếp: Nhìn bề ngoài, gia đình em chẳng có gì phải phàn nàn, thậm chí bạn bè còn ganh tị trước vẻ hạnh phúc của gia đình em. Nhưng thực tế "ở ngoài xã hội bố em sống hoà đồng, làm việc có trách nhiệm bao nhiêu thì khi về tới nhà bố lại: lạnh lùng, gia trưởng, độc đoán, khó gần bấy nhiêu". Ông không cho em ra ngoài chơi với bạn bè. Ngoài giờ đi học, rất ít khi em được ra khỏi cửa. Ngày nhỏ em ra ngoài chơi cùng những đứa trẻ cùng xóm thì bị cấm vì sợ bẩn quần áo. Bây giờ, theo ông, con gái ra ngoài đường chẳng có việc gì khác là "đú đởn" với những đứa bạn xấu. Chỉ cần đi học về muộn một chút là y như rằng được nghe bố em chửi với những lời mà chẳng ai nghĩ có thể được phát ra từ những người như bố em. Còn mẹ thì lúc nào cũng sợ hãi, chẳng bao giờ có được chính kiến của mình. Mẹ luôn phụ thuộc vào bố, luôn phải nhìn vào thái độ của bố mà sống. Vì mẹ đã không sinh cho ông được một đứa con trai để nối dõi (sau khi sinh em, mẹ không còn khả năng sinh con nữa). Chính vì vậy, em chẳng bao giờ tham gia vào các hoạt động ngoại khoá của lớp và của nhà trường. Bạn bè dần dần cũng không còn muốn chơi với em nữa. Còn em càng ngày càng chỉ thích sống một mình, không muốn trò chuyện thân mật hay tâm sự cùng ai những suy nghĩ của mình nữa. Trong gia đình, dường như lúc nào cũng có những khoảng cách mà không ai vượt qua được. Không khí gia đình lúc nào cũng nặng nề. Gặp nhau cũng chỉ chào hỏi qua qua như những người xa lạ. Với bố mẹ cũng không có tiếng chung cùng lắm là nói với nhau vài câu chuyện ngoài xã hội. Còn với em chỉ vài câu là bố cáu. Có lẽ em là con gái chứ không phải là con trai như mơ ước của gia đình. Điều này, là do có lần nghe bố mẹ cãi nhau vô tình em nghe được. Gia đình em chẳng mấy khi có được một bữa ăn đầm ấm, và vui vẻ cả. Nếu có ngồi cùng mâm thì ai ăn gì thì ăn, ăn xong thì đứng dậy... chẳng cỏ cảm giác ấm cúng như gia đình các bạn khác. Những câu chuyện như thế này không chỉ xảy ra ở nhà Lam. Nhiều gia đình khác cũng có những vấn đề tương tự trong chuyện dạy dỗ con cái và ứng xử trong gia đình. Giữ con cái ở trong nhà không phải là cách tốt nhất để bảo vệ con, cần phải giúp cho chúng cách thích nghi và tự bảo vệ mình. Những đứa trẻ chỉ biết có máy tính cũng khiến cho bọn trẻ nặng nề, mất cân bằng về tinh thần, thu mình và sống ảo tưởng. Chúng sẽ nhạy cảm hơn trước những cư xử của người lớn. Việc bao bọc con theo kiểu giữ con trong nhà sẽ khiến trẻ có cảm giác cô độc. Điều này sẽ gây ra tác hại rất lớn đối với bản thân trẻ và xã hội |
![]() |
Vĩnh Thương (Theo PL ) |
▪ Tự trọng trong tình yêu (27/11/2007)
▪ Các nàng "dâu Tây" (26/11/2007)
▪ Nàng dâu mới (22/11/2007)
▪ Những cô nàng "dại trai" (22/11/2007)
▪ Bí quyết "tiếp chiêu" vợ (19/11/2007)
▪ Gánh nặng đàn ông (17/11/2007)
▪ Bi kịch lấy chồng ngoại quốc (14/11/2007)
▪ Bi kịch trong những ngôi nhà lạc lõng (12/11/2007)
▪ Bà bầu... online (12/11/2007)
▪ Vỡ mộng đổi đời (10/11/2007)