![]() |
"Trách nhiệm, bổn phận của cha mẹ không chỉ là nuôi dưỡng con mà còn phải giáo dục để con có được một tâm hồn đẹp. Chúng ta phải tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với con mình, để chúng có thể phát triển toàn diện". | ||
Bạn sẽ làm gì khi con bạn quậy phá, mè nheo hoặc không chịu thực hiện các yêu cầu của bạn? Đánh? Mắng? Cho qua? Chắc chắn là có nhiều lúc bạn thấy vô cùng lúng túng. Bạn không biết phải làm thế nào, nên làm thế nào cho đúng. Làm cha mẹ cũng cần phải học, nếu không bạn sẽ hành xử với con một cách bản năng. Có những bản năng tốt, nhưng cũng có những bản năng không tốt. Chính vì vậy, nếu dạy con theo bản năng thì hậu quả sẽ không lường trước được. "Con không được tắt ti vi nữa!" - Chị Hoa nói với bé Thúy. Đứa trẻ dường như không nghe thấy mẹ nói gì, vẫn mải mê với "trò chơi" ấn nút. Chị bắt đầu nghiêm giọng hơn một chút: "Mẹ nói lần thứ hai, con không được tắt ti vi nữa!". Đứa trẻ vẫn thò tay tiếp tục ấn nút power. "Nào bảo có nghe không? Đồ cứng đầu!" - không kiềm chế được nữa, chị Hoa chuyển giọng bực bội và gắt. Song sự thay đổi cả về cao độ và trường độ âm thanh trong giọng nói của chị không làm đứa bé rời xa cái ti vi. Hành động đó của nó như thách thức chị. Chị Hoa lại gần, xách tay đứa bé ra một góc nhà rồi tét cho nó một cái vào đít. Chỉ chờ có thế, đứa trẻ khóc vang nhà và vung tay đấm chị thùm thụp...
Có lẽ, không ông bố bà mẹ nào là chưa trải qua tình huống như chị Hoa. Và có lẽ đa phần đều có phản ứng tương tự chị Hoa. Theo các nhà tâm lý học trẻ em, phần lớn các bậc phụ huynh đều hành xử với con cái theo bản năng hoặc theo cách mà họ được đối xử trong những năm tháng ấu thơ của mình, Steven Biddulph cho rằng, các hành xử đó thường không mang lại hiệu quả giáo dục trong tương lai. Nếu dạy trẻ theo kiểu trấn áp, bạo lực, trẻ có thể trở nên tự ti hay hung đồ; còn nều dạy trẻ theo kiểu ủy mị, thuần túy tình thương, trẻ sẽ dễ trở thành con người lệch lạc trong cách sống và cách nghĩ. Thế giới trẻ thơ là một thế giới khác hẳn với thế giới của người lớn. Nó vừa đơn giản nhưng cũng vừa phức tạp, vừa dễ hiểu nhưng cũng không sao hiểu nổi. Trong thế giới đó, trẻ suy nghĩ, hành động theo lý lẽ riêng của chúng. Chính vì thế, để biết cách ứng xử với trẻ, người lớn, đặc biệt là các bậc cha mẹ cần phải có một cách tiếp cận khéo léo, kết hợp cả tình thương và lý trí. Để làm đợc điều này, không có cách nào khác là phải học - học kỹ năng làm cha mẹ. Nắm được các kỹ năng này - kỹ năng ứng xử với trẻ, các bậc cha mẹ sẽ không cảm thấy nuôi dạy trẻ là một gánh nặng, là những trận đấu không thể vượt qua. Dưới đây, xin giới thiệu một số kỹ năng cơ bản đã được tién sĩ, nhà tâm lý học trẻ em Steven Biddulph tư vấn cho các bậc phụ huynh Úc. Ưu điểm của các kỹ năng này là bạn không cần dùng đến roi vọt. Kỹ năng thương lượng Khi đứa trẻ không làm theo yêu cầu của bạn như trường hợp của bé Thúy, con chị Hoa ở phần đầu bài viết, bạn không cần phải đánh bé, hay trừng phạt mà đơn giản là hãy bế bé rời xa chiếc ti vi và đặt bé ở góc nhà. "Đương nhiên bé sẽ la khóc vùng vẫy. Thậm chí, sau khi bạn đặt bé xuống đất, rất có thể bé sẽ chạy đến chiếc ti vi và lặp lại hành động tắt bật nút power. Lúc này, tiếp tục bế bé lên và lại đặt bé đứng ở góc nhà. Nếu bé vẫn tiếp tục lặp lại hành dộng của mình, hãy ôm chặt lấy bé và thầm thì vào tai bé "Nếu con cứ tiếp tục tắt ti vi, mẹ/bố sẽ không thả con ra. Con có muốn tắt ti vi nữa không?". Tin chắc rằng lúc này, câu trả lời của bé sẽ là "không ạ!". Kỹ năng này bạn có thể áp dụng trong rất nhiều tình huống: khi bé nghịch đồ trong siêu thị, gẩy thức ăn trong bàn tiệc, nghịch ổ cắm điện hay những vật dụng trong gia đình mà bé không được phép. Công thức lời nói trong các tình huống này là: "Nếu con không..., bố/mẹ sẽ... ". Bí quyết của bạn khi vận dụng kỹ năng này là kiên trì, cương quyết, nhưng không lớn tiếng hay đánh bé. Kỹ năng từ chối Trẻ con thường hay mè nheo và đôi khi người lớn thường đáp ứng sự mè nheo đó chỉ vì muốn cho xong chuyện, để được yên thân, để khỏi bị quấy rầy. Nếu sự đáp ứng này diễn ra thường xuyên, bạn sẽ có một đứa con suốt ngày lèo nhèo và rồi sẽ có lúc bạn không chịu nổi, phải dùng đến biện pháp "cho một trận". Khi trẻ mè nheo đòi một thứ gì đó, hãy nói "không" bằng một giọng hết sức nhẹ nhàng. Nếu trẻ tiếp tục, bạn cũng tiếp tục bằng một giọng nhẹ nhàng như thế. Tuy nhiên, cuộc chiến đấu sẽ không kết thúc một cách rõ ràng và nhanh chóng. Trẻ có thể bắt đầu khóc lóc, vòi vĩnh vì có thể một lúc nào đó, trò này đã có tác dụng khi làm người lớn mủi lòng. Lúc này, hãy để trẻ khóc. Không dỗ dành, không quát nạt hay dọa dẫm. Hãy để trẻ một mình và đi làm việc khác, cùng lúc vẫn để mắt tới trẻ. một lúc không thấy yêu cầu của mình được đáp ứng, trẻ sẽ phải thôi khóc. Để làm chủ được kỹ năng này, bạn phải hết sức kiên nhẫn, làm chủ cảm xúc chứ đừng để trẻ dẫn dắt cảm xúc của bạn. Trong lúc đối phó với trẻ, cố gắng thả lỏng người và luôn tâm niệm: "Bố/mẹ không lạ gì cái trò của con đâu nhé! Đừng hòng thắng được bố /mẹ!". Kỹ năng đánh lạc hướng Không phải lúc nào bạn cũng có thể nói với trẻ một cách dứt khoát: có hoặc không. Sẽ có lúc, bạn phải vận dụng biện pháp "đánh trống lảng" để hướng sự chú ý của trẻ đến một việc khác. Có những lúc, bạn nói "không" thế nào, trẻ cũng không chịu nghe. Lúc này hãy nói đến một chuyện khác để thu hút sự chú ý của trẻ. | ||
![]() | ||
Vĩnh Thương ( theo Thoitrangtre ) |
▪ Hồng nhan bạc... mặt (06/11/2007)
▪ Vẻ đẹp tâm hồn (03/11/2007)
▪ Ông chồng cầu toàn (01/11/2007)
▪ Làm dâu xứ Bắc (31/10/2007)
▪ Khi gà trống nuôi con (30/10/2007)
▪ Lên xe hoa tuổi xế chiều (29/10/2007)
▪ Những đóa hoa cô đơn (26/10/2007)
▪ Tình nguyện làm "vợ mua” (22/10/2007)
▪ Cái giá của một lần yêu vội (20/10/2007)
▪ Những “nàng công chúa” thời siêu thị (19/10/2007)