Nếu bạn muốn tìm tình yêu ở Việt Nam, hãy nghe lời khuyên này: học cách nhắn tin và cách sử dụng các biểu tượng cảm xúc (emoticon). Trong khi dịch vụ hẹn hò qua mạng rất phổ biến ở Mỹ, mọi thứ khác hơn một chút ở Việt Nam.
Ở đây không có các dịch vụ hẹn hò (ít nhất không một người bạn nào của tôi và tôi có thể tìm thấy). Thanh niên vẫn gặp gỡ nhau thông qua những cách thức rất truyền thống, qua bạn bè, trường học, gia đình, công việc…. Những người gặp nhau qua mạng thường là bạn bè, thông qua việc viết blog (nhật ký ảo), các diễn đàn hay các hoạt động xã hội trực tuyến.
Nhưng những điều đó không ảnh hưởng tới việc tình yêu ở đây đã diễn ra như thế nào. Dường như mọi chuyện đều đi theo một giai đoạn mà tôi gọi là "giai đoạn @ của tình yêu", trong đó người ta tìm hiểu nhau thông qua tin nhắn điện thoại và phần mềm tán gẫu Yahoo! Messenger.
Không khó để thấy người ta liên tục nhắn tin. Đi tới một quán cafe ở Hà Nội, ngay lập tức bạn có thể nghe thấy tiếng chuông điện thoại reo vang như để nhắc nhở rằng một tin nhắn vừa được gửi đến. Xét tới việc rất đông người sử dụng điện thoại di động là thanh niên, không khó để thấy rằng tình yêu và tin nhắn đã bện chặt vào nhau tới mức nào.
Nguyễn Hiền, một phóng viên 27 tuổi nói với tôi về sự khác biệt giữa việc hẹn hò ở Việt Nam hiện nay và chỉ 5 năm trước đây: "Không ai viết thư tay nữa, chúng tôi chỉ sử dụng tin nhắn hay nói chuyện qua Yahoo Messenge". Hiền cho biết cô rất thích những lá thư tay, nhưng chỉ muốn là người nhận. Đó là vấn đề. Sự lãng mạn thực sự đã bị thay thế bởi cảm giác mong chờ những tin nhắn.
"Thật vui khi đọc chúng và cả khi đọc lại chúng vào lúc nào đó" - Hiền nói - "Tôi thấy thật dễ để thổ lộ cảm xúc của bản thân theo cách đó hơn là nói chuyện trực tiếp. Tôi có thể chọn lựa từ ngữ cẩn thận hơn". Tôi có thể thông cảm với điều này. Đôi khi người ta sẽ đỡ căng thẳng hơn nếu gửi một tin nhắn thay vì để lại một thư thoại. Ngoài ra còn một lý do nữa để tin nhắn được ưa chuộng: nó khá rẻ.
Dù tin nhắn rất hữu dụng, tôi đã gặp khó khăn khi sử dụng Yahoo Messenger. Trước tiên, có quá nhiều tiếng lóng của người Việt. Sống ở Mỹ quá lâu, tôi phải thừa nhận rằng mình không hiểu hết những ngôn ngữ này. Nhưng điều khiến tôi sợ hãi nhất là việc sử dụng các biểu tượng cảm xúc.
Người dân ở đây dùng rất nhiều các biểu tượng kỹ thuật số đáng yêu này. Tôi rất thường phải sử dụng Yahoo Messenger với bạn bè tôi trong quá trình thực hiện loạt bài viết cho CNET. Biểu tượng ưa thích của tôi, khuôn mặt cười :) được cho là quá nhàm chán với họ.
Nguyễn Minh, một sinh viên 25 tuổi tôi gặp gỡ qua sự giới thiệu của gia đình trong chuyến đi này thường trang trí cho các câu nói của cô bằng rất nhiều hình biểu tượng khuôn mặt. Quá nhiều tới mức tôi không thể hiểu cô ấy muốn nói gì.
Mặc dù phần lớn các biểu tượng Yahoo được thiết kế để có ý nghĩa rộng rãi nào đó, có vài biểu tượng được nơi đây gán cho ý nghĩa khác hẳn. Ví dụ như biểu tượng "không đáng" (^:)^) lại được hiểu là "bó tay". Có lẽ tôi đã bó tay thật, không phải trong tình yêu mà là trong việc cố gắng giải nghĩa mỗi biểu tượng cảm xúc ở nơi đây mang theo những ý nghĩa gì.
V.L
Theo Thể Thao văn hóa
▪ Windows 7 thử nghiệm chính thức "trình diện" tháng 1/2009? (05/12/2008)
▪ Năm 2010 sẽ có laptop dùng màn hình OLED (04/12/2008)
▪ PDFTK Builder - Tiện ích tuyệt vời dành cho file PDF (03/12/2008)
▪ 8 bước đơn giản tạo phần mềm portable bằng WinRAR (02/12/2008)
▪ 10 chiêu để tránh mất laptop và dữ liệu khi đi du lịch (01/12/2008)
▪ Bình hoa MP3 (29/11/2008)
▪ Các thiết bị công nghệ cao tại Vietnam Telecom 2008 (29/11/2008)
▪ “Bộ ba” HTC mới ra mắt thị trường Việt Nam (28/11/2008)
▪ iPhone biến thành điện thoại gập (27/11/2008)
▪ Nokia trình diễn điện thoại download siêu tốc (26/11/2008)