Các bé gái ít có cơ hội tới trường vì quan niệm cổ hủ và định kiến xã hội. |
Quỹ Nhi đồng LHQ cho hay, ở 46 nước, số bé gái đến trường ít hơn bé trai và mục tiêu dài hạn của Quỹ này về giáo dục cho trẻ em trên toàn cầu còn lâu mới trở thành hiện thực.
Thậm chí ở một số nước, tổng số trẻ em đến trường còn thấp tới mức "không thể chấp nhận được" và có tới 25 triệu bé trai trên toàn cầu không được học qua tiểu học, theo bản nghiên cứu dày 100 trang của UNICEF về giáo dục và giới tính.
"Giáo dục cho trẻ em, đặc biệt là các bé gái, là nền tảng tiến bộ quốc gia", Giám đốc điều hành UNICEF, bà Ann M. Veneman, khẳng định trong một thông báo. "Nó sẽ làm tăng hơn nữa năng xuất kinh tế, giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em, đồng thời nâng cao khả năng thế hệ trẻ tiếp sau sẽ được tới trường".
Mặc dù tỷ lệ đi học tăng trên toàn thế giới, một số trở ngại bao gồm nghèo đói, HIV/AIDS, xung đột vũ trang và thảm họa tự nhiên tiếp tục là những "chướng ngại vật" ngăn cản các bé gái tới trường, nghiên cứu của UNICEF kết luận.
Nghiên cứu này cho hay, vai trò giới tính kết hợp với nạn nghèo đói đã "trói buộc" các bé gái, khiến các em chấp nhận các quan niệm lạc hậu về bổn phận mà một người phụ nữ phải làm. "Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã làm hạn chế các cơ hội giáo dục, khiến cho các bé trai chiếm nhiều chỗ hơn trong các lớp học".
UNICEF cũng nhấn mạnh tệ nạn kết hôn sớm - thậm chí có em còn lấy chồng khi mới 10 tuổi - phổ biến ở rất nhiều nền văn hóa và thường là nhân tố quyết định khiến các bé gái bỏ học.
Ngoài ra, mang thai ở tuổi vị thành niên cũng là một yếu tố được tính đến.
Theo nghiên cứu của UNICEF, ngày càng nhiều bé gái không được cha mẹ cho tới trường bởi một điều đơn giản là không an toàn. "Nhiều bé gái là nạn nhân của nạn quấy rối và xâm hại tình dục cả trong và ngoài trường học. Khi các bậc cha mẹ lo sợ cho sự an toàn của con gái mình thì họ cho rằng cách tốt nhất là để con ở nhà".
UNICEF cho biết, họ đang làm việc với "25 quốc gia then chốt" - như Afghanistan, Congo, Ấn Độ, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ - những nước đang đối mặt với thách thức lớn nhất: đưa các bé gái tới trường.
(Theo Vietnamnet)
▪ Dịch HIV/AIDS ngày càng nghiêm trọng (26/11/2005)
▪ AIDS vẫn hoành hành tại châu Phi (25/11/2005)
▪ Ấn Độ: Số nạn nhân của HIV/AIDS vẫn tiếp tục tăng (25/11/2005)
▪ Hơn 40 triệu người nhiễm HIV/AIDS trên khắp thế giới (23/11/2005)
▪ Châu Á: 8 triệu người nhiễm HIV (22/11/2005)
▪ Ấn Độ: Số bệnh nhân HIV trong thực tế cao gấp nhiều lần (24/11/2005)
▪ Báo động tỷ lệ nhiễm HIV trên thế giới (22/11/2005)
▪ Lấy ráy tai có bị HIV? (19/11/2005)
▪ Thái Lan: Phụ nữ trẻ kẹt cứng giữa tín điều tôn giáo và khoảng trống thế hệ (17/11/2005)
▪ Malaysia: HIV bùng phát trong phụ nữ không mang thai (15/11/2005)