Thái Lan: Phụ nữ trẻ kẹt cứng giữa tín điều tôn giáo và khoảng trống thế hệ
Các Website khác - 17/11/2005

Đó là ý tưởng do giám đốc trạm y tế của trại Say Reh đưa ra. Ông chính là người đã tỏ ra hết sức lo lắng về sự gia tăng số phụ nữ chưa chồng nhưng đã có thai và nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng.

Nhưng ý tưởng của Say Reh quả là rất "đoản mệnh". Chỉ sau 3 tháng thực hiện, Say Reh buộc phải ra lệnh cấm thực hiện kiểm soát sinh sản này do bị phản ứng dữ dội từ phía rất nhiều cư dân trong trại cùng các giáo sĩ Thiên chúa giáo và Tin lành. Ông nói: "Những người lớn tuổi ở đây cho rằng, chính việc cấp phát miễn phí bao cao su và tổ chức những lớp học về giáo dục giới tính đã khiến bọn trẻ lao vào quan hệ tình dục nhiều hơn".

Mặc dù buộc phải ngừng thực thi sáng kiến bao cao su miễn phí của mình song Say Reh và các cộng sự vẫn tiếp tục duy trì các lớp giáo dục giới tính cho giới trẻ Ban Tractor dưới sự giám sát của các thành viên lớn tuổi không ủng hộ việc này trong cộng đồng. Ông Say nói: "Vấn đề là ở chỗ, chính phụ huynh của các em cũng mù mờ về vấn đề này, nhiều người trong số họ thất học, vì vậy, họ không biết làm cách nào để giáo dục và bảo vệ con mình khỏi nguy cơ có thai ngoài ý muốn".

"Có thai ngoài ý muốn" - đây là chuyện khá thường xuyên xảy ra trong các trại tị nạn ở vùng biên giới Thái Lan. Mỗi năm, ở trại Ban Tractor có hơn 100 phụ nữ trẻ, nhiều người trong số họ là thanh thiếu niên đã phải mang bầu. Trại này hiện đang được một nhóm các tổ chức, kể cả Ủy ban cứu hộ quốc tế điều hành.

Theo Preh Meh, một bác sĩ tại trạm y tế Ban Tractor, rất nhiều bà mẹ trẻ thường nói dối về tuổi thật của mình. Có những người còn không bao giờ đến trạm xá và do vậy sổ y bạ chính thức ghi danh sách những người mang thai không bao giờ có tên họ.

Trạm xá được chỉ thị chỉ phát bao cao su cho những cặp vợ chồng đã kết hôn, những người đã đăng ký nhận bao cao su. Ngoài ra, ở tất cả các hiệu thuốc thông thường tại Ban Tractor đều không được phép bày bán.

Maria, một bé gái 17 tuổi tâm sự: "Tôi chẳng biết làm cách nào để ngừa thai hết". Hiện tại cái thai của cô đã 5 tháng tuổi và chắc chắn cô sẽ phải tạm gác việc học lại để sinh con và chăm sóc cho cháu bé. Cô nói, giọng đẫm nước mắt: "Tôi lại phải bắt đầu lại từ đầu mọi thứ. Tôi không nghĩ có trường học nào lại chấp nhận một sinh viên mang bầu như tôi".

Còn Doh Meh, một bé gái Ban Tractor khác mới 17 tuổi thì mới buộc phải bỏ học để sinh đứa nhỏ không hợp pháp hóa của mình. Là thành viên trong gia đình có 8 anh chỉ em, cô nói: "Mẹ chưa bao giờ bảo tôi làm thế nào để tránh thai cả".

Ở trại tị nạn Mae La dành cho người Karen gần Mae Sot và thuộc vùng biên giới giữa Thái Lan - Miến Điện, theo thống kê của trạm y tế trại, cho tới nay đã có 75 phụ nữ trẻ có thai. Nhưng cũng giống như trại Ban Tractor, các thống kê nói trên rõ ràng chưa phải là hoàn chỉnh vì ở đây cũng có rất nhiều phụ nữ xấu hổ không dám tới trạm xá, ngại ngùng không muốn người xung quanh biết họ đang mang thai.

Giám đốc trạm y tế Billion, cũng là người dân tộc thiểu số Karen, cho biết, sở dĩ không thực hiện việc cấp phát bao cao su miễn phí và giáo dục giới tính vì những hoạt động này được coi là đi ngược với những giá trị truyền thống của người Karen. Ông nói: "Chúng ta phải tránh gây sốc cho dư luận".

Vấn đề nói trên không chỉ đã ăn sâu vào trong truyền thống bảo thủ lâu đời và khoảng cách thế hệ không sao bù đắp nổi mà còn là những áp lực chỉ trích luôn tồn tại trong giới nhà thờ, lực lượng đóng vai trò hết sức quan trọng ở Karen và trong đời sống của người dân Karen.

Vào tháng 7 năm nay, một ngôi chùa ở Karenni State của Miến Điện đã tỏ ra phần nào nới lỏng hơn trong học thuyết Thiên chúa giáo khi tuyên bố, những cặp vợ chồng nào có sử dụng bao cao su thì trong những tình huống giảm nhẹ hình phạt có thể được tha tội.

Kim Thoa theo http://www.irrawaddy.org